DẪN LUẬN VỀ NIETZSCHE - Trang 101

8

Chủ nhân và nô lệ

N

ietzsche đặt tiêu đề cho cuốn Phả hệ đạo đức (The Genealogy of

Morals) là ‘Một cuộc bút chiến’, và ở trang sau, tuyên bố rằng đó là ‘phần
tiếp theo cuốn sách cuối cùng của tôi, Bên kia Thiện Ác (Beyond Good and
Evil), để bổ sung và làm rõ nó’. Nó có hình thức khác, ít nhất là ở bề ngoài,
với các tác phẩm khác của ông, bao gồm ba tiểu luận có nhan đề, chia
thành các phần đôi khi khá dài. Nó có một số mục bổ sung của một tiểu
luận học thuật, nhưng đó là Nietzsche châm biếm. Tốt hơn nên coi nó như
một sự giễu nhại các thủ tục hàn lâm, mặc dù, xét theo nội dung, nó là một
tác phẩm nghiêm túc đến mức khắc nghiệt. Đây rõ ràng là văn bản phức tạp
nhất của Nietzsche, ít nhất là trong hai tiểu luận đầu tiên, thực hiện sự đảo
chiều biện chứng với một tốc độ mà chỉ các bậc thầy mới tránh khỏi bị sa
vào sự hỗn loạn.

Một điều đáng lưu ý là sau khi nghe Eduard Hitschmann đọc những

trích đoạn từ GM vào năm 1908, Freud đã nói rằng Nietzsche ‘có sự hiểu
biết thấu suốt về bản thân nhiều hơn bất kỳ người nào khác đã từng sống
hoặc sẽ sống sau này’ (Jones 1955. ii. 385). Vì GM là nỗ lực kéo dài và sâu
sắc nhất của Nietzsche để giải nghĩa đau khổ, và về cách mà những người
khác đã cố để giải nghĩa nó, nên có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Freud,
người cống hiến đời mình, dù theo cách hoàn toàn khác, cho một sự nghiệp
tương tự, đã bị kích động đến mức phải có lời khen đáng chú ý này. Những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.