DẪN LUẬN VỀ NIETZSCHE - Trang 102

chỗ quanh co khúc khuỷu kinh ngạc của GM thỉnh thoảng nảy sinh trong
mâu thuẫn không buồn che đậy, là kết quả của những nghiền ngẫm không
ngừng của Nietzsche về sự đa dạng của các phương pháp mà người ta đã
nghĩ ra để đối phó với nỗi đau khổ. Vì vậy, (để nói trước một trong những
mạch tư tưởng của ông) nhà tu khổ hạnh áp đặt một loại đau khổ cho chính
mình để thoát khỏi nhiều loại đau khổ khác. Bản thân chuyện đó không
phải là đối tượng để phán xét. Nhưng, trong tiểu luận thứ ba, ’Ý nghĩa của
lý tưởng khổ hạnh là gì?’, khi ông bắt đầu khảo sát các loại chủ nghĩa khổ
hạnh được thực hiện bởi những nghệ sĩ, triết gia, mục sư và con chiên của
họ, thì các đánh giá bắt đầu sinh sôi nảy nở và nhập vào những mối quan hệ
mà sự phức tạp của chúng cho thấy Nietzsche đã đạt đến độ tinh tế, thường
được ngụy trang bởi sự mãnh liệt đến thô bạo trong hình thức biểu hiện, nó
thừa nhận rằng hiện tượng này không thể chữa chạy bằng những đơn thuốc
thông thường được nữa.

Vận động của cuốn sách như một tổng thể đi từ sự đơn giản của những

tương phản mà cả về hình thức và nội dung, gây ra sự nghi ngờ, đến sự sụp
đổ của các phạm trù mà những điều khó hiểu cứ lượn lờ xung quanh. Định
đề xuất phát của tiểu luận đầu tiên, ‘Thiện và Ác’, ‘Tốt và Xấu’, là về
‘người quý phái’, những người được trao quyền là nhà xác lập giá trị nhờ
địa vị của họ, ‘những người cảm thấy và xác lập các hành động của họ là
tốt, tức là, thuộc hạng nhất, tương phản với tất cả những gì thấp kém, phổ
biến và bình dân. Chính là xuất phát từ cảm giác về khoảng cách mà họ lần
đầu tiên nắm quyền tạo ra và đặt tên cho các giá trị: những gì họ đã làm với
thuyết vị lợi’ (GM 1.2). Chính ở chỗ này, Nietzsche hoàn toàn làm rõ một
sức mạnh nữa của cụm từ ‘bên kia thiện ác’. Vì giờ đây họ được bảo là
thuộc hạng nô lệ, những người coi chủ nhân của họ là xấu xa, và xác định
‘tốt’ bằng những thứ không giống họ. Ngược lại, các nhà quý phái nguyên
gốc trước hết xác định chính mình, và sau đó gọi là ‘xấu’ bất cứ thứ gì
thiếu những phẩm chất của họ. Rõ ràng Nietzsche nghĩ rằng quy trình thứ
hai vượt trội so với quy trình thứ nhất, thứ vốn là một phản ứng cố hữu,
một sản phẩm của sự từ chối tiêu cực. Rắc rối với những quý phái nguyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.