Ngay cả những phê phán của tôi về bút pháp của Nietzsche đồng cảm
nhiều hơn là tôi dự tính, một hiệu ứng đặc trưng khác của Nietzsche luôn
gây bối rối cho các độc giả.
2
Bây giờ xem xét lại một cách vắn tắt một số lập trường chính yếu của
Nietzsche, theo như tôi hiểu, và nhấn mạnh hơn về cung cách mà chúng
bảo vệ ông khỏi những ngẫu nhiên và bất ngờ của cuộc sống - điều cuối
cùng ông muốn là không bị tổn thương. Tuy nhiên, những quan điểm khó
hiểu nhất của ông - chúng rốt cuộc là gì và tại sao ông có chúng - thường
trở nên ít khó hiểu hơn nếu chúng ta chấp nhận rằng tham vọng của
Nietzsche là đạt đến một mối quan hệ với thế giới và những trải nghiệm của
ông về nó sao cho không có điều gì có thể làm ông khó chịu, sợ hãi, kinh
tởm, hay tổn thương. Sự sâu sắc của vấn đề này có lẽ được làm rõ nhất
bằng cách xem xét một lần nữa thái độ của Nietzsche đối với lòng trắc ẩn.
Đối với Nietzsche, lòng trắc ẩn thường chỉ là triệu chứng của một tình trạng
nằm sâu hơn và tồi tệ hơn vẻ ngoài: để mình bị tác động bởi sự đau khổ, dù
là của ai, ngươi ta cố gắng giảm nhẹ nó thay vì nhận ra rằng nó quá phổ
biến đến mức cố gắng giảm nhẹ nó chỉ là chuyện ngớ ngẩn. Người ta phải
cố để đạt được một thái độ khác đối với cuộc sống sẽ làm cho lòng trắc ẩn
trở nên vô nghĩa. Nietzsche không bao giờ nói ra lập trường của ông một
cách thẳng thắn như thế, có lẽ bởi vì ông khó chịu bởi sự gần gũi của đau
khổ đến nỗi ông phạm phải siêu tội lỗi là bị ám ảnh với việc xem xét lòng
trắc ẩn. Nếu việc thương hại người khác và hành động dựa trên nó về cơ
bản là một sự lãng phí thời gian và công sức, thì như vậy, sau một điểm nào
đó - một điểm mà Nietzsche không nghi ngờ gì đã bỏ qua - sẽ diễn ra thực
tế này. Điều cần làm là tiến đến một mức độ mà lòng trắc ẩn sẽ không xuất
hiện như một mối bận tâm.
Từ quan điểm nào người ta có thể hy vọng sẽ làm được như vậy? Ta
có thể nói đó là toàn bộ mối bận tâm của Nietzsche trong những cuốn sách