ở thời kỳ đỉnh cao của ông, trước thời kỳ cuối cùng.Trong cuốn GS, ngay
trước phân tích nổi tiếng nhất về lòng trắc ẩn và ảnh hưởng của nó là nơi
ông làm rõ tham vọng của ông là gì, mặc dù dưới hình thức phôi thai; và
cũng cho thấy, mặc dù không chủ tâm, cái lý tưởng mà ông phác họa sẽ trở
nên vô vọng ra sao. Tôi sẽ chỉ trích dẫn một phần của nó - thậm chí chỉ một
đoạn hùng biện nổi bật nhất của Nietzsche vẫn có thể mang lại một tác
động tuyệt vời:
Bất cứ ai có thể trải nghiệm lịch sử của nhân loại như Lịch sử của
chính mình đều sẽ cảm thấy một cách hết sức phổ quát nỗi đau của
một người tàn tật nghĩ về sức khỏe, của một ông già nghĩ về những
giấc mơ tuổi trẻ của mình, của một người yêu bị tước mất tình yêu,
của các vị thánh tử đạo mà lý tưởng bị hư hoại… Nhưng nếu người ta
chịu đựng, nếu có thể chịu đựng tổng số to lớn của tất cả các loại nỗi
đau này… nếu người ta có thể chất nặng tâm hồn con người với tất cả
những điều này - những mất mát, hy vọng, các cuộc chinh phục, và
những chiến thắng cổ xưa nhất hay mới mẻ nhất của nhân loại; nếu
người ta cuối cùng có thể chứa tất cả trong một tâm hồn và nhồi nhét
nó thành một cảm giác duy nhất - điều này chắc chắn sẽ mang lại một
niềm hạnh phúc mà nhân loại chưa từng được biết đến cho tới nay:
niềm hạnh phúc của một vị thần đầy quyền năng và tình yêu, đầy nước
mắt và tiếng cười, một hạnh phúc, giống như mặt trời vào buổi tối,
liên tục ban bố sự giàu có vô tận của nó, đổ chúng xuống biển, cảm
thấy sung túc nhất, như mặt trời, thậm chí người ngư dân nghèo khổ
nhất vẫn chèo thuyền với mái chèo bằng vàng! cảm giác như thần
thánh này khì đó sẽ được gọi là - tính nhân văn,
(GS 337)
Đối diện với những lời hùng biện cảm động như thế sẽ có vẻ là nhỏ
mọn nếu cứ bới lông tìm vết. Nietzsche có thủ pháp tài tình khi viết đoạn