Trong Ý chí Quyền lực (The Will to P0W-er), không thể phủ nhận
nhiều đoạn tỏa sáng. Nietzsche nói. ‘Đạo đức: hoặc ‘triết lý về sự đáng
khao khát’. - ‘Mọi thứ nên khác đi.’ ‘Mọi thứ sẽ khác đi’: sự không thỏa
mãn sau đó sẽ là mầm mống của đạo đức’.
Người ta có thể tự giải cứu khỏi nó, trước hết bằng cách lựa chọn
những trạng thái mà người ta không có cảm giác này; thứ hai là bằng
cách hiểu rõ sự kiêu căng và ngu dốt của nó, vì ham muốn điều gì
khác với thực tế có nghĩa là mong muốn mọi thứ nên được khác đi -
nó kéo theo việc phê phán kết án cái toàn thể. Nhưng cuộc sống tự nó
là một ham muốn như vậy!
(WP 333)
Đoạn văn thực sự tuyệt vời này là đặc trưng của Nietzsche. Nó cũng là
nghịch lý đặc trưng. Nếu, như Staten nói, cuộc sống là ham muốn mọi thứ
nên được khác đi, thì cuộc sống của Nietzsche cũng như vậy - và xem xét
từ tất cả các bằng chứng thì nó chắc chắn là như vậy. Trong khi hãy yêu
định mệnh (amor fati) là phương châm của ông, thì định mệnh của ông đã
được rào chắn để chống lại chính định mệnh một cách đam mê, hay cung
cách của sự vật là vậy. Ông có thể cho phép mình làm điều đó? Xem xét từ
mục 11 trong Bài ca của kẻ mộng du đã dẫn ở trên, thì ông không thể. Để
nói Vâng với một niềm vui đơn lẻ cũng là nói Vâng với tất cả mọi thứ:
nhưng một lần nữa chúng ta thấy Nietzsche, người viết lời ca tuyệt vời
phục vụ cho những ai tin rằng nếu bạn nhìn toàn bộ sự sinh tồn như một thể
thống nhất, thì sau đó bạn sẽ khẳng định tất cả, hoặc ít nhất là cam kết
khẳng định tất cả nếu bạn khẳng định một phần đơn lẻ của nó. Nhưng cái
thực tế là tất cả mọi thứ đều bị ‘vướng mắc, bị đánh bẫy, bị mê hoặc’ không
có nghĩa là người ta thích nó theo cách như vậy. Nếu sống là mong muốn
mọi thứ nên được khác đi - và đó chắc chắn là một phần quan trọng của
cuộc sống, thực sự là động cơ của mọi người đối với hầu hết những gì họ