Lạp. Luận điểm trung tâm của ông là ở các đỉnh cao thì điệp khúc chiếm ưu
thế, để khán giả thấy được trên sân khấu sự phản chiếu của chính mình,
được nâng lên đến những đỉnh cao chế ngự đau khổ và biến hình. Nhưng
khi Euripides, người đóng vai sống sót bất hạnh nhiều hơn hẳn so với sự
sống sót của những bậc tiền bối siêu việt hơn, xuất hiện trên sân khấu thì lại
thể hiện sự quan tâm đến các cá nhân, đến tâm lý học, và tệ hơn cả là đến
các tác dụng có lợi của tính duy lý, hoặc như Nietzsche có xu hướng gọi nó
là ‘biện chứng’. Nietzsche không nghi ngờ gì rằng người tạo ra ảnh hưởng
hư hỏng là Socrates, hoàn toàn xứng đáng với chén thuốc độc không phải
vì quyền lực của ông đối với lớp thanh niên Athens, mà là với cái có thể là
sự vĩ đại bi kịch liên tục của nó. ‘Euripides trở thành nhà thơ của chủ nghĩa
Socrates thẩm mỹ’ (BT 12).
Nét đặc trưng làm cho Socrates thành nhân vật chống bi kịch triệt để
đến thế là niềm tin vào sự toàn năng của lý trí - mặc dù người ta có thể chỉ
ra rằng trong những cuộc đối thoại của Plato mà các học giả cho rằng nhiều
khả năng là những giải thích các quan điểm của Socrates, không nhiều tiến
bộ được thể hiện, ngoại trừ loại tiến bộ tiêu cực. Nhưng miêu tả của
Nietzsche về ông còn lại điểm sau đây:
Trong chính nhân vật này, trí tuệ bản năng chỉ xuất hiện để cản trở
những hiểu biết có ý thức ở một số điểm nào đó. Trong khi ở tất cả
những người sáng tạo, bản năng là sức mạnh của sáng tạo và khẳng
định, và ý thức được cho một vai trò quan trọng và có tính can gián
răn đe, thì trong Socrates, bản năng trở thành nhà phê bình, ý thức
thành nhà sáng tạo - một thứ per defectum (quái thai) què quặt!
(BT 13)
Hình ảnh Socrates chưa bao giờ buông tha Nietzsche; cũng như với tất
cả các nhân vật hàng đầu trong đền thờ bách thần và chống bách thần của
ông, mối quan hệ của Nietzsche với Socrates vẫn là mối quan hệ vừa yêu