Strauss, tác giả cuốn Cuộc đời Chúa Jesus (The Life of Jesus), nhưng nguy
hại hơn nhiều với Nietzsche là cuốn Đức tin Cũ và Mới (The Old Faith and
the New); vào thực hành biên niên sử: và sau đó để vinh danh các thiên tài
Schopenhauer và Wagner, với một ngoại lệ đáng chú ý là Suy ngẫm thứ hai,
‘Về những cái lợi và bất lợi của lịch sử đối với cuộc sống’, nhưng ông đã
không tìm thấy những chủ đề trùng hợp đủ sát sao với các mối quan tâm
của ông. Cuốn sách của Strauss mà ông chọn để phê bình trong Suy ngẫm
thứ nhất không hề đòi hỏi sự cảnh giác khi đọc, không hề chống lại một đối
tượng nào vì sự khinh miệt tri thức, đến mức người ta tự hỏi tại sao
Nietzsche lại phản ứng như thế. Mặc dù vậy, nó xử lý rất nhiều những chủ
đề tương tự như trong cuốn Văn hóa và Vô chính phủ (Culture and
Anarchy) của Matthew Arnold, và cách tốt nhất là đọc nó song song với
cuốn sách nhỏ nông cạn nhưng có ảnh hưởng này, hai cuốn sách có sự chia
sẻ về thuật ngữ với một mức độ đáng ngạc nhiên. Và nó chứa một trong
những từ ngữ mới gây cảm hứng nhất của Nietzsche, ‘kẻ phàm phu văn
hóa’ (philistine of culture), đó là người biết về những gì mình nên làm, và
đảm bảo chắc chắn rằng nó không ảnh hưởng đến mình.
Suy ngẫm thứ hai là một công trình tuyệt vời, một suy ngẫm thật sự về
việc chúng ta có thể đối phó với gánh nặng của tri thức, đặc biệt là tri thức
về lịch sử đến mức độ nào, mà vẫn có thể là chính con người mình. Và nó
kết thúc với lời kêu gọi mạnh mẽ rằng chúng ta hãy nắm lấy quan niệm văn
hóa của người Hy Lạp như thứ trái ngược với La Mã, người Hy Lạp cho
rằng ‘văn hóa là Tự nhiên [physis] mới và được cải thiện, không có bên
trong và bên ngoài, không có che giấu và thỏa thuận, văn hóa như một thể
thống nhất hoàn toàn của cuộc sống, tư tưởng, trình hiện và ý chí’ (UM
2.10). Tuyệt vời, nhưng có tính chất của một diễn văn mà không có gì trong
nội dung bài tiểu luận.
Suy ngẫm thứ ba. ‘Schopenhauer, nhà giáo dục’, lại khiến ta hoang
mang, chủ yếu là bởi vì nó chẳng liên quan gì mấy tới Schopenhauer. Điều
mà ông ca ngợi về Schopenhauer trước hết là thái độ khinh miệt các triết