kẻ phàm phu văn hóa trưng ra rõ ràng nhất, cùng với những vương miện và
những điều không thích hợp khác.
Nietzsche, kinh hoàng bởi đám đông, đã tới vùng nông thôn gần đó để
trốn chạy những cơn đau đầu của mình. Ở nơi ấy, và sau này, ông đã đánh
giá mối quan hệ của mình với Wagner như một con người và một nghệ sĩ.
Lúc ấy, chắc chắn ông đã ở trong tâm trạng không muốn trở thành đệ tử của
bất kỳ ai, và đó phải là một yếu tố quan trọng. Có thể ông đang yêu
Cosima; chúng ta không có bằng chứng rõ ràng, nhưng sẽ làm cho ý tưởng
trở nên hợp lý.
Lời giải thích ít thuyết phục nhất là Nietzsche đặt nặng tầm ảnh hưởng
đến công chúng của việc Wagner trở thành một tín đồ Kitô giáo. Việc nhận
được bài thơ Parsifal bị cho là cọng rơm cuối cùng. Nhưng, ông đã có mặt
vào năm 1869 khi Wagner đọc phác thảo văn xuôi, và đã nghe Wagner nói
chuyện về chủ đề này, vì vậy nó không thể là quả bom tấn như ông đã nhận
định. Một điều không thể bỏ qua là tham vọng của chính Nietzsche muốn
trở thành một nhà soạn nhạc, nỗi phiền muộn lớn nhất trong những thất bại
của ông. Ông chỉ là người chơi piano nghiệp dư, người có thể viết những
đoạn hợp xướng nghe như những bản tụng ca của giáo đoàn nhà thờ với
một vài nốt nhạc sai, nên rõ ràng không thể xét đoán thấu đáo trong lĩnh
vực này.
Và Nietzsche không chỉ thất vọng với ước mơ trở thành một nhà soạn
nhạc. Ông là một nghệ sĩ sáng tạo manqué (khiếm khuyết) theo nghĩa đầy
đủ nhất. Điều đó ở mức độ lớn giải thích cho phong cách phóng túng mà
ông đối xử với những nghệ sĩ danh tiếng, thậm chí với những người ông
ngưỡng mộ nhất, trong các tác phẩm của mình. Ông là thành viên nổi bật
của một tập hợp những nhà phê bình: những người không tự mình tạo ra
nghệ thuật, mà chỉ sử dụng nghệ thuật của người khác để nuôi dưỡng tầm
nhìn của mình. Có lẽ hầu hết các nhà phê bình lớn đều là như thế. Người ta
chắc chắn không tìm đến họ để có được những giải thích chính xác về các
tác phẩm mà họ phê phán, nhưng người ta sẽ thích thú khi thấy các nghệ sĩ