DẪN LUẬN VỀ NIETZSCHE - Trang 42

Sau đoạn văn vô cùng ấn tượng này, Staten đã rất cố gắng để làm rõ

rằng ông không chỉ trích chủ nghĩa tự do trên cơ sở tương đối, mà chỉ củng
cố quan điểm của Nietzsche về sự ngẫu nhiên của địa vị lịch sử của chúng
ta, và do đó của các giá trị của chúng ta. Điều này có nghĩa là thực hiện các
nghi lễ kinh khủng theo các quan điểm sau này của ông là chưa đủ, mà
chúng phải được xem như là một phần của một cơ cấu kiểm soát các giá trị
theo ý nghĩa của thứ mà ông thử để đương đầu với cuộc sống, một cách đơn
độc, và vì vậy, với một giọng điệu gay gắt thường xuyên và ngày càng tăng.

Thậm chí dù BT sử dụng quan điểm về bi kịch từ cái nhìn của một

khán giả, một phần vì nó đang xử lý với hình thức kịch hơn là với lịch sử
loài người, cũng khá rõ ràng là với Nietzsche, nỗi khủng khiếp của sự sinh
tồn là một thực tại vĩnh viễn. ‘Chỉ như một hiện tượng thẩm mỹ, cuộc sống
mới được biện minh’ - nhưng chúng ta phải nhớ lại rằng Nietzsche đã nói,
cũng trong cuốn sách này, rằng chính chúng ta đang trở thành một phần của
hiện tượng ấy. Cả ‘cuộc sống’ và sau đó là chúng ta đều không ngồi trên
khán đài. Nếu nghĩ điều đó vào năm 1871

*

, có lẽ ông sẽ sớm nhận ra sai

lầm của mình theo một cách tàn khốc nhất.

Năm xảy ra sự kiện Công xã Paris.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.