thái sâu xa nhất. Bởi vì niềm vui luôn là phù du, chúng ta cũng coi nó là hời
hợt bề ngoài - hay đó là sự cám dỗ. Niềm vui duy nhất chúng ta nghe nói
nó là vĩnh cửu là niềm vui của thế giới bên kia mà chúng ta không nắm bắt
được. Vì những lý do sinh học dễ hiểu, chúng ta xem niềm vui, hay lạc thú,
là điểm đến cuối cùng của một quá trình và do đó sẽ bị thay thế ngay sau
khi quá trình tiếp theo, hoặc giai đoạn tiếp theo của quá trình ấy, bắt đầu.
Trong chừng mực như vậy, tất cả chúng ta đều là những Schopenhauer cải
biên. Schopenhauer có một đường lối cực đoan hơn, cho rằng niềm vui
không có gì khác hơn là việc tạm ngưng đau khổ. Đến giai đoạn này trong
sự nghiệp của mình, Nietzsche đã hoàn toàn đối lập với Schopenhauer,
người cùng với thần tượng xưa cũ của ông là Wagner, thuộc bộ sưu tập
những nhân vật ít nhiều kỳ cục được ngụy trang sơ sài trong TSZ. Chính
giáo huấn của Zarathustra - và liệu ông có muốn các môn đệ của mình
không đồng ý? - rằng niềm vui là sâu sắc hơn so với đau khổ, như chúng ta
biết trong chương gọi là ‘Khúc hát cuồng say’ (The Drunken Song) trong
phần IV (đó là cách mà nó xuất hiện trong bản dịch tiếng Anh; còn trong
tiếng Đức là ‘Das Nachtwandler-Lied’ - ‘Khúc hát của kẻ mộng du’):
Cõi trần sâu thẳm,
Sâu hơn đời người từng biết.
Nỗi thống khổ của nó sâu thẳm,
Niềm vui còn thẳm sâu hơn thống khổ.
Thống khổ khẩn nài: Hãy trôi qua!
Nhưng mọi niềm vui đều muốn thành vĩnh cửu,
Khát khao sâu thẳm, khát khao sâu thẳm thiên thu!
Nó không phải là bài thơ xuất sắc, ngay cả trong tiếng Đức. Nhưng
xúc cảm cơ bản của nó là rung động, và với Zarathustra, nó có kết nối gần