việc Ubermensch sẽ làm gì với thời gian của hắn. Một cái gì đó, có lẽ, rất
khác với con người đã được xác định trước đó như ‘một sợi dây, giữa con
thú và Ubermensch - một sợi dây căng qua vực thẳm’ (TSZI. Mở đầu 4).
Hắn sẽ khác với chúng ta, vì chúng ta là từ các con thú mà ra. Bất cứ điều
gì hắn làm đều sẽ được làm trong một tâm thế khẳng định, nhưng nó sẽ là
gì? Chúng ta biết nó sẽ không là cái gì - bất cứ cái gì nhỏ mọn, phản ứng,
phẫn uất. Có một nguồn mạch của thuyết chống đạo lý (antinomianism)
trong Zarathustra cho rằng nếu có thái độ cơ bản đúng thì bạn có thể làm
những gì mình thích. Điều đó bộc lộ rõ ràng trong chương có tựa đề ‘Về sự
thanh khiết’, ông nói
Ta khuyên các người giết các giác quan của mình đi sao? Ta nói với
[các người] về sự vô tội của các giác quan. Ta khuyên các người hãy
thanh khiết sao? Thanh khiết là đức hạnh với một số người, nhưng hầu
như lại là tật xấu với nhiều kẻ khác. Họ kiêng khem, nhưng con chó
nhục cảm vẫn để lộ cái nhìn ghen tỵ từ tất cả những gì họ làm, thậm
chí tới tận đỉnh cao đức hạnh và những nơi lạnh lẽo của tinh thần, con
vật này vẫn bám theo họ với sự bứt rứt không yên. Và con chó nhục
cảm đó biết chính xác phải làm thế nào để cầu xin một mẩu linh hồn
khi từ chối một mẩu xác thịt.
Có một chút Thanh giáo dính dáng ở đây, nhưng nó buốt đến tận
xương, đặc biệt là câu cuối cùng, và trong cái giọng điệu thường là cưỡng
bức của TSZ, nó đến như một sự đền bù. Nhưng ngoài giọng điệu, còn có
dòng chủ đạo dẫn theo hướng ngược lại - không phải lối nói thô bạo, mà là
nhấn mạnh sự khó khăn và khắc nghiệt, nhất là với chính mình. Đó là
những gì chúng ta chờ đợi, khi cho rằng mối quan tâm hàng đầu của
Nietzsche là với sự vĩ đại; còn sự thoải mái, hài lòng, thỏa mãn giác quan là
kẻ thù của sự vĩ đại. Bằng cách nào Ubermensch sẽ là vĩ đại? Nietzsche
luôn để ít nhất là một mắt đến thành tựu nghệ thuật, vì vậy người ta có thể
chờ đợi các công trình nghệ thuật kỳ diệu từ ông, nhưng về chủ đề đó, TSZ