những gì họ nói ra lại làm cho người ta thắc mắc tại sao Nietzsche lại cho
nó một cái tên dễ gây hiểu lầm như thế.
Vì vậy, chúng ta còn lại với cách tiếp cận ‘Điều gì xảy ra nếu…?’
Phản ứng đầu tiên của tôi khi nói ra một cách đáng ngạc nhiên như vậy cho
trạng thái ubermensclich, trên cơ sở minh xác rằng nếu mỗi chu kỳ là, như
nó phải là, giống chính xác như những chu kỳ trước đây và sau này, thì
chúng ta không biết về những gì đã xảy ra, và đặc biệt là không biết những
gì chúng ta đã làm trong lần cuối cùng, do đó không thể thực hiện các bước
đi để tránh hậu quả của những tai họa, cũng không khiếp sợ hay vui mừng
khi nghĩ đến những gì đang ở phía trước. Nếu Quy hồi Vĩnh cửu là sự thật,
thì đây sẽ là lần thứ n tôi viết cuốn sách này, nhưng chuyện đó cũng không
thể khiến tôi thay đổi nội dung của nó. Dường như là thế. Nhưng với nhiều
người, mặc dù đồng ý rằng nó có thể không làm nên sự khác biệt với bất cứ
điều gì, họ vẫn do dự khi nói rằng nó không có tác động đến cách họ cảm
nhận mọi việc. Như có người mới đây hỏi tôi: Điều gì tồi tệ hơn, một vũ trụ
trong đó Auschwitz
từng một lần xảy ra, hoặc một vũ trụ mà trong đó nó
xảy ra vô số lần? Dường như, ít ra cũng phải là vô cảm để nói rằng nó
không thành vấn đề. Sự Quy hồi, thậm chí nếu nó không tạo nên sự khác
biệt nào, thì thực tế vẫn trao sức nặng khủng khiếp cho những gì đang xảy
ra.
Auschwitz: Trại tử thần, lò thiêu người của phát xít Đức trong Thế chiến 2.