Ít nhất thì cũng rõ ràng sức sống là điều kiện cần, nếu không phải là
điều kiện đủ, cho sự chấp thuận của Nietzsche về bất cứ điều gì trong các
tác phẩm sau này của ông. Một nhân vật như Goethe (đối tượng cho một sự
huyền thoại hóa nào đó bởi Nietzsche một cách tự nhiên) được tôn vinh vì
số lượng các xung lực đa dạng mà ông có thể tổ chức và huy động, trong
một đời hoạt động với năng suất gần như không ai sánh kịp trong một loạt
các lĩnh vực khác nhau. Và (để quay trở lại một chút với phong cách) mọi
thứ ông đã để lại dấu ấn của mình. Nhưng, ẩn dưới bề mặt của tiêu chí đó
của Nietzsche, có một sự căng thẳng mạnh mẽ và xáo trộn. Henry Staten,
mà cuốn sách tuyệt vời của ông (đã được trích dẫn chi tiết) được tổ chức
quanh sự căng thẳng này, trình bày phần quan trọng của nó một cách ngắn
gọn:
Một mặt, có sự kiểm soát tổng thể bao gồm cả tình trạng lành mạnh
và tình trạng suy sụp, mặt khác, Nietzsche không thể từ chối sự thỏa
mãn khi gióng lên tiếng tăm của uy thế mạnh mẽ đối với các lực lượng
của sự suy sụp. Và câu hỏi về mối quan hệ giữa các lực lượng này
cũng là câu hỏi về bản sắc của Nietzsche.
(Staten 1990: 30)
Điều cần nói là Nietzsche bị thu hút đến sự khẳng định tổng thể, như
Quy hồi Vĩnh cửu chứng tỏ, nếu nó có thể chứng tỏ bất cứ điều gì. Nhưng
việc khẳng định bị chống lại mạnh mẽ bởi một nỗi khiếp sợ khó chiều từ
hầu như tất cả mọi thứ mà ông gặp phải, tất nhiên là trong số những người
đương thời của ông. Sự căng thẳng này song hành khá chặt chẽ với sự căng
thẳng liên quan đến sinh tồn: tất cả, hay chỉ những loại sinh tồn cao quý
nhất, tốt nhất, mạnh nhất?
Thật ngạc nhiên là cho đến lúc ấy, Nietzsche chưa bao giờ nhận thấy
sự chia tách đau đớn này trong công việc, lại càng như vậy khi trong đó nó
phản ánh những khủng hoảng mà ông đã trải qua trong khi cố đương đầu