Nhạc viện Hà Nội là một trường đào tạo âm nhạc tiêu biểu của Việt
Nam, được thành lập năm 1956, học sinh theo học tại đây phải hoàn
thành 7 năm sơ cấp, 4 năm trung cấp, và thêm 3 năm học chuyên
môn. Phương pháp giảng dạy ở đây được tham khảo từ hệ thống giáo
dục của Liên Xô.
Sơn, người đã tốt nghiệp nhạc viện với thành tích xuất sắc,
được Bộ Văn hóa chú ý tới, đề xuất cho đi du học. Bố mẹ đã ly dị
rồi, chuyện đi du học của Sơn đã dễ dàng hơn.
“Sơn, từ ngày mai, con sẽ sống ở nước ngoài, sẽ xa gia đình,
nhưng con phải chăm chỉ học hành, phải học cho thật giỏi rồi mới
được trở về nước nhé! Phải nghe lời của mọi người đấy! Tuyệt đối
không để xảy ra chuyện gì bất trắc, phải tuân thủ quy tắc nơi đó,
được không?”
Mẹ Sơn liên tục nhắc nhở từng li từng tí đứa con trai lần đầu
tiên xa gia đình, nhắc đi nhắc lại nhiều lần như thể anh là đứa trẻ
con ba tuổi.
Ngày 20 tháng 7 năm 1977, lúc nửa đêm, anh lên chuyến xe lửa
đi Liên Xô cùng với những học sinh thuộc các ngành học khác.
Ngày lên đường, người chị cùng chồng con đã đến tiễn anh tại
nhà ga. Khi đoàn tàu từ từ lăn bánh, chị anh đã bật khóc, sau đó mọi
người cũng khóc theo, Sơn cứ vẫy tay cho đến khi không còn thấy
họ nữa. Lúc đó, anh 19 tuổi.
Dù biết là đi Liên Xô nhưng những du học sinh này không biết
cụ thể sẽ đến đâu, ở Kiev, Odessa, Almaty hay Matxcơva? Hành
trình chuyến đi kéo dài trong 3 tuần, đi ngang qua Trung Quốc đã
mất tới 5 ngày, đoàn tàu chạy một mạch xuyên qua vùng đất rộng