ĐẶNG THÁI SƠN - NGƯỜI ĐƯỢC CHOPIN CHỌN - Trang 45

Đến năm 1965, nhà nhà có thể sử dụng điện, nước. Chưa được

bao lâu thì máy bay Mỹ bắt đầu ném bom phá hoại miền Bắc, lại
mất điện, mất nước. Mọi người phải đi lấy nước ở vòi nước nằm
ngoài đường. Một ngày không biết bao nhiêu lần, Sơn phải chạy từ
trên lầu xuống nhà lấy nước rồi lại xách lên. Vì xách nước nặng
nên bàn tay sưng tấy lên. Nhưng Sơn không phàn nàn một lời, vì gia
đình nào cũng vậy thôi.

Đầu tiên, nước dùng để nấu cơm hay nấu nước, phần còn lại

để rửa rau, giặt đồ, sau cùng dùng để dội nhà vệ sinh.

Không có điện, mọi người đều sinh hoạt trong bóng tối. Quần

áo của Sơn đều toàn là đồ cũ của anh trai, lúc nào cũng nhàu nát,
và đi chân đất. Chiến tranh khốc liệt, học sinh của nhạc viện Hà
Nội phải sơ tán về các làng xã. Bà Liên cùng học trò mình di chuyển
đến ở cùng một làng. Lúc này mọi gia đình đều ly tán, mỗi người
một ngả. Gia đình Sơn cũng vậy, sơ tán đến làng Xuân Phú, huyện
Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc, cách Hà Nội khoảng 70km về phía đông
bắc. Sơn thấy lạ lẫm khi phải sống ở ngôi làng này, cuộc sống
khác xa với đời sống nơi đô thành.

Nhà ở đây lợp mái lá, vách đất, khung nhà toàn làm bằng tre,

tất nhiên là không có điện, đối với việc bếp núc thì người ta lấy
ba cục gạch xếp lại rồi đặt nồi lên, đốt lá tre để đun nấu. Cũng
có nhiều nhà dùng rơm để lợp, những nhà này khoảng hơn một năm
thì phải phải lợp lại mái, nếu không sẽ bị mưa dột. Trong chiến
tranh, những ngôi nhà lá này không bao giờ được lành lặn, Sơn ngạc
nhiên khi ngồi trong nhà mà có thể thấy được bầu trời qua mái
nhà, bức vách. Vào mùa đông, gió luồn qua các khe hở vào nhà rất
lạnh. Sơn chợt nghĩ “Mình phải sống ở một nơi như thế này sao!
Không biết phải ở đến bao giờ…”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.