“Nhanh lên, nhanh lên, chui vào hầm ngay!”
“Chừng nào máy bay đi khỏi mới được chui ra đấy nhé!”
Nhà nào cũng tự đào cho mình một cái hầm ở dưới gầm giường,
do hầm nằm dưới lòng đất nên rất ẩm thấp, bẩn và có rất
nhiều muỗi. Bọn trẻ con rất ghét chui vào hầm, nếu không có
người lớn thúc giục thì chúng cũng chẳng thèm chui xuống đó, mặc
cho tiếng bom đang rền vang.
Một lần nọ, một máy bay Mỹ bị quân đội Việt Nam bắn tên lửa,
nổ tan xác. Bọn trẻ con đồng loạt nhảy cẫng lên reo hò:
“Hoan hô!”
Và chúng đi lượm mấy cái dù còn sót lại, cắt vụn ra mà chơi.
Chiến tranh, chết chóc xảy ra như cơm bữa, Sơn không biết bao
giờ mới có hòa bình.
Việt Nam bị nước khác đô hộ trong một thời gian dài, chiến tranh
vẫn liên tục xảy ra. Nhà nước ra sức kêu gọi những tấm lòng yêu
nước cùng nhau giành lại nền độc lập. Và vai trò của âm nhạc tuyên
truyền, cổ động rất được xem trọng. Những người được nhà nước
cho đào tạo âm nhạc bài bản, hoặc những người có tài năng về âm
nhạc, sau khi ra trường sẽ được tập hợp lại để đi biểu diễn khắp nơi,
từ thành phố về tới thôn làng. Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc
liệt như thế, họ đi từ làng này sang làng nọ để ca hát, kêu gọi lòng
yêu nước của người dân. Việc vận chuyển cây đàn piano rất khó
khăn, nên học sinh chuyên học về piano, sẽ đổi sang học đàn
accordeon. Sơn cũng học nhạc cụ này từ năm 15 tuổi.