ĐẶNG THÁI SƠN - NGƯỜI ĐƯỢC CHOPIN CHỌN - Trang 46

Thời điểm này, miền Bắc Việt Nam bị máy bay Mỹ ném bom dữ

dội, những nơi thường bị thả bom là các con đường lớn, cầu, nhà ga,
đài phát thanh, công trường… Ngôi làng mà Sơn đang sơ tán ít bị
oanh tạc. Mặc dù vậy, cách làng độ 10 cây số có một cây cầu. Cây
cầu này liên tục bị ném bom và cứ mỗi lần như thế, nó được mọi
người bắc lại một cái mới, rồi lại bị phá hỏng. Để không bị các mảnh
vỡ của bom rơi trúng đầu, những đứa trẻ phải đội một cái mũ làm
bằng rơm khi đi ra ngoài. Mấy bộ quần áo màu trắng hay bất cứ
màu sáng nào cũng đều không được mặc, mà chỉ được phép mặc
những bộ đồ màu xanh đậm, đồng với màu xanh của cây cối.

Bà Liên và Sơn ở nhà của một người dân trong làng. Ở đây có một

cái giường do 2 tấm ván lớn ghép lại với nhau, cả nhà của chủ nhà và
mẹ con Sơn sẽ cùng ăn, ngủ trên đó.

nhà này có để một cây đàn piano đem từ nhạc viện Hà Nội lên,

học trò sẽ thay phiên nhau để tập với cây đàn duy nhất này. Thỉnh
thoảng khi nghe tiếng báy may oanh tạc của giặc sắp đến gần,
mấy người lớn bảo “Sơn, ngừng tập đàn ngay! Máy bay giặc sắp
đến rồi kìa!”

Dân làng thường hay chỉ cho mọi người biết cách phân biệt tiếng

động của máy bay. Nếu một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời
là của Mỹ, tức là máy bay đó đang đi ném bom, nếu là của Liên Xô
thì đó chỉ là máy bay đi trinh sát, thăm dò tình hình mà thôi, và âm
thanh của 2 loại máy bay này có khác nhau. Sơn cũng có thể phân biệt
được tiếng động cơ của hai loại máy bay này, nếu là tiếng động cơ
của máy bay Liên Xô, anh vẫn tiếp tục ngồi tập đàn. Song, mấy
người lớn lại rất thận trọng, hễ nghe tiếng động cơ máy bay hay
tiếng bom dội từ đằng xa là họ liền giục đám trẻ con chui xuống
hầm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.