ĐẶNG THÁI SƠN - NGƯỜI ĐƯỢC CHOPIN CHỌN - Trang 51

chui vào bùn. Nếu thọc tay vào cái lỗ, dù chỉ một chấn động nhỏ
thôi, mấy con cua cũng sẽ tự vệ bằng cách kẹp vào ngón tay đó.

Cánh tay của Sơn thì nhỏ, và gầy nên anh có thể thọc tay vào sâu

trong hang; đầu ngón tay anh đang tiến gần đến con cua, anh từ
từ, khéo léo lôi ra một con cua thật to và nói: “Hôm nay ta sẽ bắt
mày làm thịt! Và tối nay mình có thể ăn được món cua đồng rồi!”

Sơn cười đắc ý. Nhưng mà con cua đồng thì lại quá nhỏ, không

đủ chia phần cho mọi người trong nhà. Những lúc như thế này thì
người ta sẽ cho thật nhiều muối khi chế biến món cua đồng, vì
khi ăn mặn quá thì mọi người sẽ cảm thấy no bụng.

Bữa cơm của người Việt Nam khi đó cơ bản là gồm cơm và nước

mắm. Mọi người thường hay nói đùa với nhau rằng hai loại thực
phẩm này chính là nguồn năng lượng cung cấp cho người dân Việt
Nam để họ giành được chiến thắng trong những cuộc chiến tranh
khốc liệt. Nước mắm là gia vị làm từ cá, hầu như món ăn nào của
Việt Nam cũng có sử dụng nước mắm, nó rất giàu chất đạm. Cơm
và nước mắm, sự kết hợp giữa văn hóa nông nghiệp và văn hóa ngư
nghiệp này đã cho ra đời những món ăn Việt Nam thật tuyệt vời.

Dạo gần đây, người dân Hà Nội được trợ cấp lương thực. Cứ 2, 3

tháng một lần Sơn và mẹ ra Hà Nội để nhận lương thực.

Hai mẹ con đi trên chiếc xe đạp cũ kỹ, lại đèo thêm bao gạo nên

rất khổ. Một lần nọ, khi chạy đến gần bờ sông, thì ở đó có một
con lạch nhỏ, Sơn bẻ tay lái tránh nó nhưng không may, cả lương
thực, xe và người đều té xuống dòng nước.

Từ Hà Nội trở về làng thì phải băng qua 4 con sông, các cây cầu

đây đều bị phá hỏng nên mọi người phải chèo đò qua. Để đi đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.