“Này, Sơn, tác phẩm này có khiến em hình dung ra cái gì ở trong
đầu không?”
“… …”
Sơn mấp máy môi, không nói thành lời. Anh không biết nên nói
như thế nào nữa.
“Mình nên làm sao đây? Mình chẳng biết trả lời sao cho phải.
Mình tưởng chỉ cần biết đàn là được rồi, mình rất chăm chỉ tập
đàn, điều đó chẳng phải là tốt rồi sao! Thầy đang muốn gì ở
mình nhỉ?”
Katz không tha cho anh, ở những bài học tiếp theo, ông vẫn tiếp
tục đặt ra hàng loạt câu hỏi cho Sơn. Và câu hỏi hôm nay mới thật là
đáng sợ:
“Hôm nay thầy sẽ đổi câu hỏi. Thầy muốn em hãy xem tác
phẩm này, tưởng tượng nó ra và diễn đạt thành lời cho thầy!”
Sơn ngước mặt lên, anh mấp máy môi như đang cố hít thật
nhiều không khí vào phổi:
“Gì thế? Lúc nào em cũng vậy sao? Sơn, em là cá à?”
Kazt rất hay nói châm biếm theo cái kiểu của người Do Thái.
Những lời nói châm biếm của ông rất triết lý, vừa mang tính hài
hước vừa ẩn chứa một điều gì đó sâu xa.
Từ bữa đó, Sơn bị gọi là “Cậu bé người cá”
Trong khoảng thời gian 6 tháng, Sơn đã học được rất nhiều
điều từ Kazt. Anh được thầy chỉ cho cái gọi là “tự do”, “linh hoạt”