53
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nợ nước đã toan tròn nghĩa vụ,
Tình nhà đành gác nỗi tư lương.
Nam mô nguyện trả xong rồi nợ,
Mối thánh đem về cõi Hạ, Thương.
Cưới vợ xong, Trần Cao Vân đưa vợ về làng Đại Giang, sống bằng
nghề dạy học. Tuy nhiên, do trong lòng vẫn canh cánh nên ông luôn nghĩ
đến việc tìm đến một vùng rừng núi, địa thế hiểm trở, lúa gạo nhiều, hội
đủ những điều kiện phát triển và tập hợp lực lượng kháng chiến. Sau
nhiều ngày thăm dò ý kiến của các đồng chí, năm 1892, vợ chồng ông tìm
đường vào Bình Định. Ngoài nghề dạy học, ông còn đóng vai người thầy
địa lý, đi xem đất cho thiên hạ để dò xét, tìm kiếm người đồng chí hướng.
Bấy giờ, tại huyện Phù Cát và các xã nam huyện Phù Mỹ (Bình Định)
đang có bệnh ôn dịch. Các nhà sư trong chùa Đá Bạc ở thôn Chánh danh
đã dùng thuốc Nam để chữa bệnh cho dân. Tiếng lành đồn xa. Người
đến xin thuốc đông như trẩy hội. Trần Cao Vân cũng tìm đến, nhưng
chưa lần nào ông được gặp vị sư trù trì. Ngày nọ, nhân thấy trước trước
bàn thờ Phật có cây bút lông, ông liền viết lên trên mõ năm chữ: “Tất
giả chánh danh hồ?”. Câu này rút từ sách Luận ngữ của Khổng Tử, có
nghĩa: (việc các ông làm) tất chính danh ư?
Trong số các đệ tử tại chùa quan tâm nhất đến câu này là ông Võ Trứ,
một nho sinh yêu nước, từng tham gia phong trào khởi nghĩa của anh
hùng Mai Xuân Thưởng, sau khi phong trào bị đàn áp, ông vào chùa xin
làm đệ tử của Hòa thượng chùa Đá Bạc. Khi được đọc câu này, ông nghĩ
ngay đến Trần Cao Vân, là người bấy lâu nhân dân trong vùng đã đồn
đãi về tài bói quẻ lục nhâm thái ất, xem tử vi.... Vì thế, ông sai môn đệ
đi tìm cho bằng được người mà từ lâu mình đã từng ngưỡng mộ.
Lúc Võ Trứ diện kiến Trần Cao Vân, cả hai gặp nhau như rồng lên
mây, cá xuống nước, tâm đắc như tri kỷ vong niên, thường trò chuyện
không dứt. Dần dần cả hai ông thống nhất về việc xây dựng lực lượng
chống Pháp. Ý định này được các vị chân tu trong chùa ủng hộ. Tuy
nhiên, về chủ trương hành động sau nhiều lần thảo luận vẫn chưa đi
đến thống nhất. Ông Võ Trứ chủ trương dùng yếu tố bất ngờ tấn công
địch để giành thắng lợi; còn Trần Cao Vân cho rằng thời cơ chưa đến,