54
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
không chỉ tập hợp tầng lớp tu sĩ mà còn phải tập hợp được đông đảo
quần chúng, phải đúc khí giới, phải tìm địa hình hiểm trở xây dựng căn
cứ địa nếu bị giặc đàn áp thì có chỗ thoái lui v.v... Nhưng trước mắt,
theo kế hoạch đã phân công, Võ Trứ được tổ chức phái vào tỉnh Phú Yên
vận động quần chúng. Phương thức tuyên truyền của ông là phát thuốc,
bùa trị bệnh, xem quẻ tốt xấu... cho dân để qua đó giác ngộ tinh thần ái
quốc. Với cách làm này, ông phát triển tổ chức nhanh chóng, nhưng lực
lượng nghĩa quân lại được kết nạp dễ dãi, do đó, đã lộ vài sơ hở khiến
mật thám Pháp ít nhiều đã đánh hơi được việc làm táo bạo này.
Sau khi công việc tiến hành đã tạm ổn, ông cho mời Trần Cao Vân vào
Phú Yên để trù hoạch cuộc bạo động. Nhân ngày rằm tháng bảy năm
1897, tại ngôi chùa Đá Trắng thuộc phủ Tuy An, cách sông Cầu độ hai
mươi cây số, lợi dụng khách thập phương ùn ùn kéo đến chùa chiêm bái
nên các lãnh tụ trong cuộc bạo động đã nhanh chóng tổ chức một cuộc
họp bí mật. Sau cuộc họp này, các nghĩa quân được lệnh rèn gươm, đúc
súng sẵn sàng chiến đấu... Trong đang lúc ẩn náu chờ thời cơ thuận lợi,
thì tại Phú Yên lại hạn hán, mất mùa, nhân dân đói kém, thiếu tiền đóng
sưu thuế nên họ bị bắt bớ đán áp dữ dội. Võ Trứ suy nghĩ: Lúc này lòng
dân đang căm giận bọn phong kiến đế quốc, nếu không tiến hành cuộc
bạo động thì còn chờ lúc nào nữa? Hơn nữa, nếu không ra tay sớm thì
không khéo những người bị bắt không chịu nổi đòn tra tấn sẽ làm lộ ra
âm mưu đang tiến hành. Thế nhưng, đường sá xa xôi làm sao thông báo
kịp thời để lực lượng các nơi cùng nổi dậy?
Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan đó, cuối tháng 8/1898, Võ Trứ
đột ngột đơn phương quyết định khởi binh. Một đêm trăng sáng, dưới
bóng cờ “Minh Trai chủ tể”, Võ Trứ ngồi trên ngựa đốc suất dân quân,
dàn binh bố trận cả ba hướng đồng loạt tấn công vào tỉnh lỵ Phú Yên.
Quyết định hấp tấp này, khiến dân quân các tỉnh lân cận bối rối,
không kịp chuẩn bị nên không thể phối hợp như kế hoạch đã định trước,
vì thế, cuộc nổi dậy tại Phú Yên trở nên đơn độc. Nghĩa quân của Võ Trứ
khi ra trận ngoài vũ khí là rựa giáo mác, cung nỏ thì họ còn đeo một lá
bùa hộ mệnh, vì tin rằng đạn không bắn xuyên qua người được! Việc