56
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
đến nhà Trần Cao Vân để nghe ông giảng giải về thuyết này. Nhà cầm
quyền âu lo khi nhận ra điều bất thường này, ghép ông vào tội viết
những điều xằng bậy để xúi dân làm loạn! Chúng ra lệnh tịch thu các
tài liệu liên quan đến “Thiên trung dịch” và bắt giam vợ chồng Trần
Cao Vân cùng các đồ đệ thân tín. Dù bị tra khảo thảm khốc tại sao lại
viết “loạn thư yêu ngôn” Thiên trung dịch, nhưng trước sau như một,
Trần Cao Vân chỉ nói:
- Ngày nọ, tôi đến viếng Ngũ Hành Sơn ở Quảng Nam, gặp một tiên
ông đạo cốt đang thong thả dạo chơi, đi sau cụ là một thanh đồng. Trên
tay của cụ, tay phải cầm hoa sen, tay trái cầm ba quyển cổ thư. Tôi tò mò
bén gót theo cụ, giây lát sau thấy cụ ngồi trên tảng đá, nét mặt nghiêm
trang, tôi liền đến xin thọ giáo. Cụ đã đưa cho tôi ba quyển “Thiên thư”...
Không khai thác được gì thêm, quan Bố chính cáu tiết, viết án tuyên
tử hình gửi ra Huế xin triều đình phê chuẩn! Nhưng các đại quan nhận
thấy phạm nhân chưa phải chịu đến mức án ấy, chỉ kết án ba năm tù
giam khổ sai; riêng cha mẹ ở quê nhà cũng bị phạt 40 quan tiền vì không
giáo dục con (!). Ông nhận bản án với nụ cười khinh bỉ và ứng khẩu đọc
hai câu thơ:
Một lỗ cùm xây vòng tạo hóa;
Hai vai gông nặng gánh kiền khôn.
Ngồi tù một năm tại Bình Định, ông bị đưa về nhà tù Quảng Nam
giam thêm hai năm nữa. Gông xiềng và bạo lực không khuất phục được
ý chí của bậc ái quốc. Mãn hạn tù, Trần Cao Vân trở về nhà và tiếp tục
liên hệ với những người cùng chí hướng. Lúc này, công việc tổ chức lực
lượng chỉ mới bước đầu, chưa vào đâu thì ngày 11/3/1908, tại huyện
Đại Lộc (Quảng Nam) đã nổ ra cuộc biểu tình vĩ đại chống sưu cao thuế
nặng. Ảnh hưởng của cuộc biểu tình này thật to lớn, nó đã lan vào Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên và dội ra cả Hà Tỉnh, Nghệ An... Kế tiếp ngày
27/6/1908, đảng Nghĩa Hưng của lãnh tụ Đề Thám đã phối hợp với anh
em bồi bếp, binh lính người Việt thuộc trung đội công nhân pháo thủ
Hà Nội làm nên sự kiện”Hà Thành đầu độc” rúng động trong giới cầm
quyền! Hoảng sợ trước tinh thần nổi dậy của nhân dân, thực dân Pháp