DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 60

59

TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

thuyền ra câu cá cũng ở bờ biển
Cửa Tùng. Sóng nước làm cho
thuyền ngự chao đảo không yên.
Nhân khi lưỡi câu bị mắc, phải lần
mò mãi mới gỡ ra được, ngài liên
hệ với tình cảnh hiện tại của mình,
đau xót tự nói với mình: “Ta tuy
ngồi trên ngai vàng trông coi việc
nước, mà nào có ngăn được ngoại
bang đô hộ nước nhà? Nhưng đã
lỡ nhận trọng trách rồi, thì cũng
phải lần gỡ, tìm cách cứu dân cứu
nước!”. Rồi ngài cấu tứ những ý
nghĩ trên thành một vế đối, vừa để
giãi bày tâm sự, vừa để thử lòng
quan thượng thư:

Ngồi trên nước, không ngăn

được nước. Buông câu ra, đã lỡ
phải lần!

Nhưng quan thượng thư vốn là kẻ an phận, hèn yếu, đã trả lời:
Sống ở đời, mà ngán cho đời. Nhắm mắt lại, đến đâu hay đó.
Vua Duy Tân thêm hiểu, với bọn quần thần này, nước nhà không thể

trông cậy gì được! Trước tình thế này, các ông Trần Cao Vân và Thái
Phiên đã “tiếp cận” với nhà vua ở đâu và như thế nào?

Trước hết, cả hai ông đem một số tiền lớn biếu người tài xế của nhà

vua, đặng thương lượng y nghỉ việc nhưng phải thu xếp, giới thiệu một
người khác thay thế công việc của y. Người đó Phan Hữu Khánh (có tài
liệu ghi là họ Phạm), tốt nghiệp trường thương mại kỹ nghệ ở Huế, vừa
nhận công việc lái xe, vừa tiếp tục thăm dò thái độ chính trị của nhà
vua. Khánh tỏ ra lanh lợi, lịch thiệp nên được vua Duy Tân yêu mến,
tin cậy. Hai tháng sau, Khánh dâng lên ngài bức thư của Trần Cao Vân.
Đọc những dòng thư thống thiết với nét chữ như rồng bay phượng múa,

Vua Duy Tân và quần thần triều Nguyễn

(1909)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.