60
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
ngài đã không cầm được nước mắt.
“Kìa nước Mỹ dòng giống rợ đen, sau 50
năm còn có thể tự cường, huống dân ta
con cháu nhà vua hai mươi lăm triệu lẽ
nào đành hèn yếu?”, “Đức vua cha (vua
Thành Thái) có tội gì mà bị tù đày? Lăng
tẩm vua Dục Tôn (vua Tự Đức) cớ gì bị
đào lên?” và trong thư cũng ca ngợi:
“Trời sinh vua thông minh, sẵn có chí
chống Pháp phục quốc. Đất sinh người
tuấn kiệt có tài đuổi giặc thương dân”...
Đọc xong, ngài uất hận và tỏ ý muốn
gặp mặt người đã viết thư. Theo sự bố
trí trước, ngày 14/4/1916, sau khi ngự
xem lính tập ở bãi Trường thi, ngài sẽ
đi dọc theo con sông đào. Đến một
nơi dưới gốc cây bên bờ sông thì ngài
sẽ gặp hai ông Trần Cao Vân và Thái
Phiên giả làm người câu cá đang ngồi
đợi sẵn tại đó.
Địa điểm của cuộc gặp gỡ lịch sử này cụ thể là ở đâu? Cho đến nay qua
nhiều cuộc hội thảo khoa học, các nhà sử học vẫn còn tiếp tục tranh luận,
chưa thống nhất. Ít nhất có đến 5 địa điểm đã được nhắc đến: Ngự Hà,
Hồ Tịnh Tâm, Bến Phu Văn Lâu, Trong Nội, Hậu Hồ. Tuy nhiên, nhiều
người vẫn còn nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ Ưng Bình Thúc Dạ Thị:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non
Trong cuộc gặp gỡ này, không những nhà vua đồng ý tham gia vào
công cuộc khởi nghĩa, mà còn cho phép đúc tạm 4 ấn kinh lược để
Vua Duy Tân (1900-1945)