63
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
mắc tóc! Quan án sát liền vặn vẹo tra hỏi, lúc dỗ dành, mua chuộc, lúc
hăm dọa đe nẹt... Có tật thì giật mình, Huệ hoảng sợ kể lại mọi chuyện.
Ngay lập tức, thông tin này được bẩm báo đến công sứ Tastes và quan
tuần vũ Trần Tiễn Hối. Cùng lúc, Cử cũng bị bắt tra hỏi. Không chịu nổi
đòn tra tấn, Cử khai ra Cần - tùy phái tòa sứ nhận nhiệm vụ đầu độc
viên công sứ và khai luôn ra Thiềm - cai lính khố xanh sẽ chỉ huy cuộc
binh biến. Sự việc như vậy đã rõ như ban ngày. Toàn bộ thông tin này
được bí mật điện cho Charles - khâm sứ Trung kỳ để phối hợp dập tắt
cuộc khởi nghĩa từ trong trứng nước.
Nhận được điện tín vào ngày 2/5/1916, Charles không báo cho Nam
triều hay biết mà đề phòng hết sức gắt gao. Y mật báo chỉ thị công sứ
các tỉnh nỗ lực canh phòng: phải tước hết khí giới của binh lính người
Việt, cất vào kho đạn dược, đóng chặt các cửa thành, không một ai được
béng mảng ra ngoài; ra lệnh thiết quân luật, ban đêm chỉ có binh lính
Pháp tuần tiễu khắp nơi, kiểm soát các ngả đường...
Trong khi đó các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa vẫn không hay biết
công cuộc đã bại lộ. “Theo tài liệu của thực dân Pháp để lại, thì trong
những ngày đó tình hình như sau: tại nhiều địa điểm trong tỉnh Quảng
Ngãi xuất hiện nhiều tốp nghĩa binh, khá đông, vũ khí bằng dao và
mác, với tư thế sẵn sàng chiến đấu; tại Quảng Nam, có khoảng 250
đến 300 nghĩa binh, chia thành hai nhóm, đã công khai tấn công một
đội lính tại địa hạt Tam Kỳ rồi rút lui an toàn; xung quanh bến cảng
Đà Nẵng và Hội An cũng xuất hiện nhiều nghĩa binh, với tư thế sẵn
sàng chiến đấu; riêng tại Huế có khoảng 50 thủ lĩnh nghĩa quân từ
Quảng Nam, Quảng Ngãi đến để vận động, tổ chức nghĩa quân chuẩn
bị tấn công tiểu đoàn thứ 16 để cướp vũ khí; trong khi đó ở quanh
thành Huế, xuất hiện nhiều tốp nghĩa quân - mỗi tốp chừng 50 đến
80 người - đóng rải rác khắp cánh đồng, sẵn sàng chờ lệnh tấn công
thành Huế...”
(1)
.
(1)
Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 - 1918, Dương Kinh Quốc biên soạn, NXB Giáo dục tái
bản năm 1999, tr.365).