trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang. Những nỗ lực
nhằm xây dựng phát triển đất nước của Lê Thánh Tông đã được phản ánh
khá rõ qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban bố, như Chiếu khuyến nông,
Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế... Dưới thời Lê Thánh Tông, lực
lượng quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường hùng hậu. Trước kia,
quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ,
sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân
thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa
phương. 43 điều quân chính Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật
quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao.
Người khởi xướng bộ luật Hồng Đức
Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự
nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của bộ luật Hồng
Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt
Nam hồi thế kỷ 15. Lê Thánh Tông, người khởi xướng luật Hồng Đức, là
người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Ông đã thu lại quyền
chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con Lê Thiệt giữa ban ngày
phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh người. Lê Thánh
Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà
nước, ta và các người phải cùng tuân theo".
Người phát triển những giá trị văn hóa dân tộc
Về phương diện văn hóa Lê Thánh Tông đã có công tạo lập cho thời đại
một nền văn hóa với một diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát
triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc. Cùng với việc xây dựng thiết chế
mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. ở Việt
Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng
như vai trò của trí thức lại được đề cao như đời Lê Thánh Tông. Ngoài Hàn
lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan
văn hóa, giáo dục lớn. Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách,
đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng
đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái.
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Hồng Đức quốc âm thi tập, Hồng