Trường đại học quốc gia vào năm 1070 với việc lập Văn Miếu để biểu
dương Nho giáo, thờ Chu Công, Khổng Tử và các vị tiên hiền. Năm, sáu
năm sau, Lý Nhân Tông là người đầu tiên khởi xướng và thực hiện chế độ
thi cử và giáo dục đại học của Đại Việt để từ đó về sau, ngày càng được các
triều đại nối tiếp hoàn thiện.
Khoa thi đầu của nền giáo dục cao cấp Việt Nam được mở vào tháng 2 năm
ất Mão, hiệu Thái Ninh năm thứ tư (1075), là khoa thi Minh kinh bác học
nhằm tuyển chọn người có tài văn học. Khoa này chọn được mười người.
Một năm sau, năm Bính Thìn (1076), vua cho lập Quốc Tử Giám ở kế sau
Văn Miếu (ban đầu là cho các hoàng tử, sau mở rộng cho những người giỏi
trong thiên hạ vào học), và chọn những người giỏi, những nhà khoa bảng
cho vào dạy học. Đây là trường đại học đầu tiên của nước nhà.
Tháng 2 năm Đinh Tỵ (1077) lại tổ chức "thi lại viên bằng phép viết chữ,
phép tính và hình luật", nhằm lựa chọn quan chức cao cấp cho bộ máy nhà
nước. Đây là kỳ thi chọn quan lại đầu tiên với nội dung kiến thức tương đối
toàn diện: văn, toán, luật pháp (chính trị).
Tháng 8 năm Bính Dần (1086) mở khoa thi chọn người có tài văn học trong
nước, sung làm việc ở Hàn lâm viện. Khoa thi này Mạc Hiển Tích đỗ đầu,
được bổ chức Hàm lâm học sĩ.
Là một minh quân, Lý Nhân Tông cũng là một tấm gương khổ luyện, phấn
đấu đạt đến độ "học thức cao minh, hiểu sâu đạo lý" (Phan Huy Chú).
Chính vì vậy, đánh giá tổng quát về ông, các sử gia từ Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ
Liên, đến Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn... đều cho rằng, ông là "vị vua giỏi",
"vị anh quân" của triều Lý.
viên ngọc lưu