DANH NHÂN ĐẤT VIỆT - Trang 109

Trình quốc công sấm ký. Tương truyền trong tập sách đó, ông đã tiên tri và
biết trước các sự việc nhân tình thế thái, thời cuộc xảy ra "năm trăm năm
sau". Thực, hư thế nào, còn là vấn đề cần phải nghiên cứu khẳng định hay
phủ định của các nhà học giả Việt Nam sau này để trả lại giá trị xứng đáng
cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đương nhiên, một điều cần khẳng định: Nguyễn
Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả "thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý,
trung tri nhân sự" (trên trời hiểu thiên văn, dưới đất tường địa lý, ở giữa
hiểu con người).
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá
trị như: Tập thơ Bạch Vân (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và
hai tập: Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh
Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ
chữ Nôm). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính
triết lý sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút
máu, hút mủ của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân
xử thế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc
thơ ông là thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và
một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu
thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của
thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho
đời những tài năng "kinh bang tế thế". Học trò của ông cũng có người trở
thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu
Khánh, Nguyễn Quyền...
Có thể nói ở thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt
Nam. Tư tưởng triết học của ông "không bận tâm đi vào xu hướng duy lý...
đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái
phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết
học Tống Nho nhưng không đi vào sự câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu
cái lý, có khi rắc rối, hoặc chẻ sợi tóc làm tư để tìm hiểu, biện giải nhiều
thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm
vốn có, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình
tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.