DANH NHÂN ĐẤT VIỆT - Trang 110

Trình (tức Trình Di, Trình Hiện - hai nhà triết học khai phá ra phái Lạc
Dương của Tống Nho), hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Tuy vậy,
triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như sự
gợi ý mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức
triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ
như thô sơ để giải đáp nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh ở
quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những
suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát "luật" đời
bằng những phạm trù triết học. Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp
phạm trù đối lập như: đen - trắng, tốt - xấu, đầy - vơi, sinh - diệt, vuông -
tròn, để giãi bày quan niệm triết lý nhân sinh của mình.
Tuy nhiên, "một hạn chế dễ nhận thấy trong tư tưởng triết học của Nguyễn
Bỉnh Khiêm là tuy nắm được phép biện chứng, nhưng vẫn nặng về duy
tâm. Quan niệm về sự phát triển của ông còn nằm trong khung tròn khép
kín chứ chưa phải là vòng tròn xoáy ốc. Đó là sự phát triển tuần hoàn, là cái
phép biện chứng của Chu dịch... ông đã nhận được trong nền giáo dục Nho
học đương thời, cộng với phép biện chứng thô sơ của Lão Tử trong Đạo
đức kinh. Đó cũng là những hạn chế đương nhiên của rất nhiều nhà triết
học cổ đại" (Đào Thái Tôn).
Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh
Khiêm(1) xứng đáng là "cây đại thụ", nhà học giả, nhà triết gia của thế kỷ.
Hoàng Điệp
Giai thoại về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

-------------------------------------
(1) Còn có biệt hiệu là Tuyết Giang Phu tử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.