nhiều tác giả
Danh Nhân Đất Việt
Lê Thái Tổ
người Anh hùng giải phóng dân tộc
L
ê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ
Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời
đời làm quân trưởng một phương". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà
Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống
Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn
bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi
đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với
18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên
quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.
Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng
hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó
có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại
biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn
Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín
muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi
khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh
hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-
1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã
chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ
đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với
chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm
mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi
phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng
mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng