DANH NHÂN ĐẤT VIỆT - Trang 29

nhà Thiền học, một triết gia có những tư tưởng sâu sắc, độc đáo và một tính
cách khá lạ lùng, tác giả sách Khóa hư lục, một tác phẩm cổ nhất, quan
trọng nhất về phương diện triết học Thiền của thời Trần.
Khóa hư lục nghĩa là ghi chép về phép tu dưỡng đạo hư tịch. Trần Thái
Tông viết sách này vào quãng từ năm 1258 đến trước lúc mất (1277), tức là
sau khi ông đã nhường ngôi cho Lê Thánh Tông rồi vào núi tu hành. Xét về
niên đại, Khóa hư lục là cuốn sách xưa nhất hiện còn giữ được trong kho
thư tịch cổ Việt Nam. Xét về nội dung, Khóa hư lục vừa có giá trị triết học,
vừa có giá trị văn học, bởi Trần Thái Tông mượn để biểu đạt tư tưởng, cảm
xúc của mình là hình thức văn, luận, thể biền ngẫu và kệ, thể thơ thất ngôn,
ngũ ngôn... Tất cả đều giàu hình tượng, giàu chất trữ tình.
Trong một văn bản Khóa hư lục có bài Tựa Thiền tông chỉ nam của Trần
Thái Tông viết, ông đã kể lại sự việc năm 1236 đang đêm ông bỏ cung điện
vào núi, định ở đó tu hành, nhưng Trần Thủ Độ đến nơi, cương quyết mời
ông trở lại ngôi vua, và câu chuyện này gắn liền với tiểu sử đời ông, với
đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời Trần: "Năm thứ 5, niên hiệu Thiên
ứng Chính bình, đúng đêm mồng ba tháng tư năm Bính Thân (1236), nhân
vi hành ra cửa cung, bảo người tả hữu rằng: Trẫm muốn ra chơi để ngầm
nghe lời dân, xem ý dân tình như thế nào... Giờ hợi đêm ấy, một ngựa lẻn
ra, qua sông mà đi về phía Đông... Giờ mão ngày hôm sau thì đến bến đò
Phả Lại sông Đại Than, sợ người ta biết, lấy vạt áo che mặt qua sông... Gập
ghềnh, núi thẳm khe sâu, ngựa mỏi không tiến được, trẫm bỏ ngựa leo dốc
mà đi, giờ mùi tới đầu núi Yên Tử. Sớm mai lên thẳng đỉnh núi, thăm quốc
sư Trúc Lâm đạo sa môn... Bấy giờ Thúc phụ Trần Công (tức Thủ Độ)...
nghe tin trẫm bỏ đi, sai tả, hữu tìm kiếm khắp nơi, bèn cùng với các vị quốc
lão tìm đến núi này. Gặp trẫm, Thái sư nói thống thiết rằng: "Bệ hạ vì mục
đích tu cho riêng mình mà làm thế thì được, nhưng còn quốc gia xã tắc thì
sao? Ví để lời nói suông mà báo đời sau thì sao bằng lấy chính thân mình
làm người dẫn đạo cho thiên hạ?"... Do đấy, trẫm cùng các vị quốc lão về
kinh, gắng lại lên ngôi...".
Có lẽ ít thấy trong lịch sử Phật giáo nước nào lại nêu vấn đề "quốc gia xã
tắc" ra và giải quyết theo hướng đặt "quốc gia xã tắc" lên trên hết, trước hết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.