như thế. ở Việt Nam, "quốc gia xã tắc" bao giờ cũng là vấn đề trọng đại
nhất. Thái độ đối với "quốc gia xã tắc" chính là thước đo giá trị của mỗi
người, bất kể họ ở cương vị nào. Nghe theo tiếng gọi của "quốc gia xã tắc",
Trần Thái Tông trở về triều và 22 năm sau, Trần Thái Tông đã phá tan quân
xâm lược Nguyên Mông, giữ vững "quốc gia xã tắc".
Trần Thái Tông quả là người có một tính cách đặc biệt. Lúc làm tướng,
đánh giặc thì anh dũng "xông vào mũi tên hòn đạn", khi làm vua, thì "phú
quý không đủ làm trọng", có thể sẵn sàng từ bỏ ngai vàng không chút luyến
tiếc.
Ngô Thì Sĩ, sử gia thế kỷ 18 đã nhận xét về Trần Thái Tông: "Trần Thái
Tông tuy ý từ gần với đạo không tịch mà chí thì rộng xa, cao siêu cho nên
bỏ ngôi báu như trút đôi dép rách vậy".
Lời nhận xét này tưởng như một nét khắc thần thái Trần Thái Tông, bó
đuốc của Thiền học Việt Nam, gương mặt văn hóa đẹp và lạ đến khác
thường trong lịch sử Việt Nam.
hà ân - trần quốc vượng