cùng = ngày tận thế], đã mang nặng các sắc thái liên quan đến cái chết, sự
tận cùng, số mệnh (số phận đang đến gần, hoặc số mệnh được tiên báo).
(*) Ngoài tiếng Anh, doomsday chỉ được bảo lưu trong các ngôn ngữ
Scandinavia: I. dómsdagur, TĐ. domedag, ĐM. dómmedag; còn có Phần
Lan tuomipäivä).
Chữ doom dùng trong văn bản làm từ tượng thanh (đặc biệt trong T1
Q2 C5) đi kèm với boom, tất nhiên chủ yếu là để tượng thanh, nhưng có
dụng ý (sẽ được phần lớn người nói tiếng Anh nhận ra) liên tưởng tới danh
từ doom hàm chỉ về thảm họa. Nhiều khả năng điều này không lặp lại được
trong NND. Bản Hà Lan phiên âm doom/boom thành doem/boem, như vậy
là được, và dù sao cũng được củng cố thêm nhờ động từ doemen; động từ
này, đặc biệt ở thời quá khứ hoàn thành gedoemd, cũng đồng nghĩa với A.
doomed (chịu xử chết, hoặc chịu số phận kinh hoàng). Bản Thụy Điển nói
chung để dom/bom, nhung đôi lúc chuyển thành dum/bom. Để như thế (theo
chừng mực tôi thấy) là không thỏa đáng, vì chữ dum mang các liên tưởng
khá lạc điệu, còn dumbom lại là từ chỉ “blockhead [đầu đất]” (Đ.
Dummkopf).
Mount Doom là tên bằng NNC (dùng ở Gondor) chỉ ngọn núi lửa
Orodruin (“núi mang ngọn lửa đỏ”), nhưng là cách dịch tên tiếng Elf khác
của núi đó là Amon Amarth, “hill of doom”, đặt cho núi lò rèn của Sauron vì
trong những lời tiên đoán cổ xưa ít người hiểu được, núi đó gắn liền với
“doom”, định mệnh mà theo tiên đoán sẽ xảy ra khi Isildur’s Bane lại được
tìm thấy: ss bài thơ T1 Q2 C2 tr316. Dịch theo ý: “Mountain (of) doom”
(theo nghĩa “impending fate [số mệnh đang tới gần]”). Xem Crack of Doom.
[Đỉnh Định Mệnh]
Dunharrow. Hiện đại hóa từ chữ Rohan “thật” Dūnhærg, “cái miếu dị
giáo trên sườn đồi”; đặt tên này cho khu vực lánh nạn của người Rohan ở
đầu Harrowdale vì nơi đây từng là đất thiêng của lớp dân cư sống trước đó
(bây giờ là the Dead Men). Yếu tố hærg có thể hiện đại hóa khi sang tiếng
Anh, vì nay vẫn còn dùng làm yếu tố cấu tạo tên địa danh, đặc biệt dưới
dạng Harrow (on the Hill [trên đồi]). Từ này không có liên hệ gì với harrow