DANH PHÁP TRONG CHÚA TỂ NHỮNG CHIẾC NHẪN - Trang 46

khác với từ đã dùng trong rope-walk. (Cùng gốc với chữ này là I. taug, và
chữ mang nhiều dị thể tough, tov, tog trong tiếng Đan Mạch và Na Uy; tiếng
Đức còn có tou (xuất phát từ tiếng Đức Đê địa) trong ngành hàng hải).

Lưu ý: A. rope-walk xem ra đã bị nhiều người dịch hiểu nhầm; bản

Thụy Điển chắc chắn hiểu nhầm, để en repbro över älven borta vid Slättäng.
Truyện của tôi không nhắc gì đến sông (T2 Q4 C1; bản Thụy Điển trang
249). Cũng không dễ gì hiểu tại sao một “sợi thừng bắc làm cầu” qua sông
lại giúp sinh ra kiến thức lưu truyền trong cả họ về bản chất của dây thừng
hay cách làm ra thừng. Bản Hà Lan để touwbrug, mà tôi ngờ cũng là do hiểu
nhầm. Tôi không biết thuật ngữ tương đương với rope-walk trong các ngôn
ngữ khác là gì: tra từ điển thấy có Đ. Seilerbahn, và ĐM. reberbane, nhưng
có thể những từ này cũng sai? Gọi sân làm thừng là rope-walk (đã xuất hiện
trong tiếng Anh kể từ thế kỷ 17) vì thừng được căng thành những sợi dài qua
các giá đặt cách quãng.

(TĐ. Slättäng và HL. Weideveld, tất nhiên không dịch đúng Tighfield

theo định nghĩa trên, và hẳn chỉ là đoán trên văn cảnh. Tuy nhiên còn có một
yếu tố tên địa danh (riêng có ở Anh) cũng đồng dạng với từ chỉ “thừng”, tuy
chắc hẳn không liên quan: trong địa danh hiện đại là tigh, teigh, tye, tey. Chữ
này nghĩa là “một mảnh đất có rào chắn”, nhưng không bao giờ đứng thành
yếu tố đầu tiên trong dạng ghép.) [Đồng Chão]

Tindrock. Tên bằng NNC (không phải cách dịch) đặt cho Tol Brandir,

hòn đảo đá dốc đứng lừng lững không có đường lên nằm đầu chuỗi thác
Rauros. Dù nguyên thủy là NNC nhưng tên này được đặt từ rất lâu trước khi
có câu chuyện này, còn chứa từ cổ tind, “cọc nhọn”, mà nếu còn lại tới nay
thì sẽ hiệp vần với find, v.v. Ngày nay nó xuất hiện dưới dạng tine, “răng,
ngạnh”, chữ d đã mất. Từ tương đương là BAC. tind-r, CĐC. zint. Cũng có
thể dùng zint coi như dạng cổ; nhưng Đ. Zinne thông dụng (và có lẽ cùng
gốc) đã mang nghĩa chuẩn chính xác. Tương đương với chữ Zinne này, tiếng
Thụy Điển có Tinne, ĐM. Tind(e) - có vẻ cũng thích hợp. Tol Brandir cần để
nguyên vì là tên tiếng Elf. [Hòn Chĩa]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.