nguồn cung cấp vật liệu hỗ trợ cho ô tô Việt Nam gần như không hiện hữu
và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa hay nước ngoài.
Nêu quan điểm về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
cho biết, ở thời điểm hiện tại các doanh nghiệp trong nước chỉ nên là đại lý,
lắp ráp, gia công cho các doanh nghiệp FDI bằng hình thức liên doanh liên
kết. Sau đó chuyển gia công sang sản xuất có giấy phép với tư cách công ty
con.
NGUYÊN VĂN BÀI PHỎNG VẤN:
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã xây dựng và phát triển 20 năm, 10 năm
thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô song tỷ lệ nội địa
hóa rất thấp.
Mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe
thông dụng (xe tải, xe khách, xe con) nhưng đến nay chủ yếu mới đạt bình
quân khoảng 7-10% đối với xe con, 35-40% đối với xe tải nhẹ.
Ông bình luận gì về những con số trên? Theo ông nguyên nhân là gì?
TS. Alan Phan
Đây là kết quả đương nhiên của các dự án, quy hoạch soạn
thảo trên giấy tờ, bởi những quan chức /chuyên gia chưa bao giờ kinh
doanh, có sự đóng góp nhiều từ các thành phần lợi ích vì mức thuế nhập
khẩu và hoàn toàn dựa trên căn bản “cha chung không ai khóc”. Một nhà
đầu tư thực sự sẽ cẩn thận trong việc hoạch định mục tiêu vì các yếu tố thị
trường, công nghệ, chi phí sản xuất, nguồn cung cấp vật liệu hổ trợ cho ô tô
Việt Nam gần như không hiện hữu và không có khả năng cạnh tranh trên thị
trường, nội địa hay nước ngoài.
Cùng lúc các doanh nghiệp nước ngoài FDI chủ yếu lắp ráp ở Việt Nam,
thời gian vừa qua có xu hướng chuyển dịch sang các nước khác trong khu
vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…. thay vì Việt Nam do chi
phí sản xuất ở Việt Nam cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho nền sản xuất
công nghiệp ô tô như thế nào?