DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 225

Liệu sự kém phát triển của công nghiệp phụ trợ có phải là nguyên nhân
chính khiến doanh nghiệp FDI rời đi, thưa ông?

TS. Alan Phan: Công nghiệp phụ trợ chỉ là một trong những yếu tố khiến
giá thành một chiếc xe lắp ráp ở Việt Nam khá cao, khi so sánh với các nước
láng giềng như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia…Dù kỹ nghệ ô tô tại những nơi
này có quy mô nhỏ nhưng họ đã có sẵn hạ tầng cơ sở và nhiều năm kinh
nghiệm trong ngành.

Chuyện cạnh tranh với những con khủng long như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Âu
Châu …thì gần như là không tưởng. Những nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực ô
tô biết rất rõ các yếu điểm này của Việt Nam nên việc dời cơ sở khi thuế
nhập khẩu nguyên chiếc xe xuống còn zero là chuyện phải làm vì ở lại đây
hoàn toàn thất lợi.

Sắp tới đây ngành sản xuất ô tô Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn rất
lớn như năm 2018 thuế suất xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN vào Việt
Nam bằng 0%.

Với những diễn biến của thị trường theo ông, lời giải cho ngành công
nghiệp ô tô của Việt Nam như thế nào? Việt Nam tiếp tục tạo cơ chế ưu đãi
cho doanh nghiệp FDI lắp ráp hay tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp
trong nước phát triển?

TS. Alan Phan: Tôi thấy chỉ có 2 cách: một là tạo nhiều ưu đãi như đã làm
với Samsung về các dự án điện thoại di động và để mặc nhà đầu tư FDI lo
toan mọi rủi ro; hai là hỗ trợ tài chính và công nghệ tối đa cho các doanh
nghiệp nội địa để họ có thể cạnh tranh. Tuy nhiên, giải pháp sau rất tốn kém
và tôi nghĩ chính phủ trong sự thiếu hụt ngân sách hiện nay không nên đổ
tiền vào một ngành nghề phức tạp như ô tô.

Các doanh nghiệp trong nước loay hoay trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa
hóa, cụ thể như Vinaxuki, 2 năm trước đã ra mắt mẫu xe 4 chỗ tỷ lệ nội địa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.