Tại Vinabull, ban quản trị là những bạn trẻ nhiệt huyết của IT VN, có rất
nhiều cố gắng hăng say (lúc khởi đầu). Tuy vậy, họ thiếu sót kinh nghiệm,
kỹ năng và quan hệ. Quen lối làm ăn kiểu VN nên họ cũng mang tính thích
đầu tư dàn trải, phô diễn và chắp vá.
Nhà đầu tư (là ông già Alan) thì mãi ham chơi, không còn động lực hay
focus, nên cứ để công ty trôi nổi theo tùy tiện của thời thế và nhân lực. Cho
đến khi giật mình nhìn lại thì số tiền đầu tư ban đầu đã phình lên đến 1.5
triệu đô. Chú thường ví Vinabull như một doanh nghiệp nhà nước “cha
chung không ai quan tâm”.
Quang: Chú không nghĩ là chính quyền hay lối điều hành kinh tế vĩ mô góp
phần nào trong việc thất bại?
TS Alan Phan: Không. Thủ tục hành chánh có thể nhiêu khê, vài quan chức
cũng gõ cửa sau xin trà nước, nhưng nói chung thì đây là những rào cản nhỏ,
không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Chuyện thị trường chứng khoán
VN nhỏ và dễ bị thao túng bởi các đội lái tàu, bất cứ chuyên gia nào cũng có
thể nhận thức. Mình không nghiên khảo và dự đoán chính xác, thì là lỗi của
mình thôi.
Quang: Tóm lại, dù bị chê bai về lối điều hành kinh tế tồi tệ, chính quyền
VN hoàn toàn vô can trong những thất bại của doanh nghiệp tư nhân nhỏ?
TS Alan Phan: Chú không nói vậy. Chúng ta phải nhìn câu chuyện trên hai
bình diện khác nhau.
Chính sách kinh tế chỉ huy theo chủ nghĩa “vô sản” chuyên chính, lấy doanh
nghiệp nhà nước làm chủ đạo là một đại họa cho mọi quốc gia dùng mô hình
này trong cả 100 năm qua. Nga, Tàu, Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Đông
Âu…hoàn toàn không có ngoại lệ. Hệ quả là sự nghèo đói của đại đa số
người dân và những đặc quyền đặc lợi cùng tài sản khủng cho tầng lớp cai
trị. Sau một thời gian bưng bít thông tin, thời này với Internet, một đứa bé
vừa lớn với trí thông minh trung bình, cũng nhận rõ điều này, trên khắp thế