CON ĐƯỜNG VỀ LA MÃ
(Bài 2 của loạt bài Khi doanh nghiệp phải trực diện khủng hoảng)
Có rất nhiều con đường dẫn về La Mã. Trong kinh doanh, con đường an toàn
và chắc chắn nhất là tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ thật sáng tạo
(innovation) và đặc thù (differentiation), đáp ứng đúng nhu cầu của khách
hàng trong phân khúc lựa chọn.
Như đã nói ở bài trước, tầm nhìn và tư duy của người sáng lập là khởi điểm
để tạo dựng một doanh nghiệp thành công và bền vững. Tuy nhiên, cốt lõi
của doanh nghiệp luôn luôn là sản phẩm hay dịch vụ bán ra thị trường;
không phải con người, tập thể, tổ chức hay bất cứ chính phủ nào.
Người ta biết đến Microsoft qua hệ điều hành Windows, đến Boeing qua các
máy bay 747,757, 777, biết đến Apple qua IPhone, biết đến LV qua các túi
xách thời trang, biết đến Hilton qua các khách sạn... Albert Einstein có thể là
một thiên tài nhưng ông không tạo ra sản phẩm nào nên không có một di sản
nào về kinh doanh; trong khi đó, dù nhiều người không biết ai là Thomas
Edison, nhưng mỗi tháng công ty của Edison (General Electric) vẫn thu tiền
điện của hơn 60% gia cư Mỹ.
Sản phẩm là yếu tố quyết định sự bền vững và tuổi thọ cho doanh nghiệp
bằng thị phần và thương hiệu. Để thỏa mãn 2 điều kiện này, sản phẩm hay
dịch vụ phải thật đặc thù và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, ít nhất
trong thời điểm khởi động và liên tục cải tiến sau đó.
Quá trình tạo dựng một thương hiệu quốc tế thường kéo dài cả trăm năm.
Ngành IT còn quá mới và năng động để chúng ta có thể kiểm nhận định luật
này, nhưng Microsoft, Intel, IBM ... đang làm ngạc nhiên nhiều nhà phân
tích với mức độ bền bỉ của thương hiệu.
Dĩ nhiên, dù không có góc cạnh nào sáng tạo hay đặc thù, một sản phẩm vẫn
có thể làm người chủ doanh nghiệp thành công trong việc chiếm thị phần và
kiếm tiền thoải mái cho gia đình họ. Chúng ta không bàn chuyện “'kiếm
tiền” ở đây, mà là phân tích các tố chất cần và đủ để tạo một công ty tầm cỡ