khi khởi động. Một ấn tượng xấu sẽ đóng cánh cửa của cơ hội lại vĩnh viễn.
Thà là đợi.
TIỀN NHIỀU HƠN Ý TƯỞNG
Trước khi đi xa hơn, tôi xin bạn tin vào một sự kiện làm ngạc nhiên nhiều
doanh nhân: số lượng nhà đầu tư "khắp thế giới nhiều hơn là các dự án kinh
doanh và sự thiếu hụt trầm trọng trên thị trường vốn không phải là tiền mà là
ý tưởng. Theo báo cáo của McKinsey, dù đã giảm 40% so với thời cực thịnh
của 2007, tổng tài sản các công cụ tài chính toàn cầu vẫn đạt 225 ngàn tỷ đô
la vào cuối 2012. Trong vũ trụ tiền vốn, ngay cả 1 tỷ đô la cũng chỉ là muối
bỏ biển.
Nhưng dù tiền thì rất nhiều, nhưng nhà đầu tư nào cũng đòi hòi hai điều
kiện: một mức lời ROI tốt đi kèm với một hệ số rủi ro thấp (risk factors).
Tuy nhiên, may mắn cho doanh nhân, định nghĩa của ROI và risk factors
thường khác nhau giữa các nhà đầu tư. Những người bảo thủ nhất chấp nhận
ROI khoảng 2% mỗi năm để mua công phiếu của chính phủ Mỹ (risk gần
như không có). Những quỹ đầu tư trung bình thường thỏa mãn với 6-10%
mua cổ phiếu và trái phiếu của các công ty lớn. Những người có lòng tham
cao hơn thỉ đòi 14-18% khi đầu tư vào các công ty nhỏ bé với đủ loại risk
factors.
Biết đối tượng mình cần gì và bán cho họ những thứ họ cần vẫn là một sách
lược kinh doanh khôn ngoan nhất.
CÁC KÊNH TÌM VỐN
Khi khởi nghiệp, không ít thì nhiều, các doanh nhân cũng có một khái niệm
là phải đi đến đâu để tìm vốn. Trước hết là vét sạch túi tiền của vợ hay
chồng, rồi đến bạn bè bà con. Sau đó là thuyết phục ông bà sui gia cho
mượn sổ đỏ ra nhà băng cầm. Tệ quá thì chơi vài cái hụi, tệ hơn nữa thì quay
sang các tay xã hội đen đỏ. Sau khi làm ăn một thời gian, quan hệ và kiến
thức gia tăng, các doanh nhân bắt đầu lưu tâm đến việc vay mượn hay kêu
gọi tiền góp vốn từ các đại gia, các quỹ đầu tư, các đối tác nước ngoài, các
nhà cung cấp, các khách hàng.., Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện, việc niêm