Tôi đã có cơ hội thấy một giới thiệu sơ đẳng giữa vài nhân vật biến thành
một doanh nghiệp vài trăm triệu đô la.
Một người bạn từ Mexico mua lại một thương hiệu chết của Mỹ (YES jeans)
với giá rẻ mạt (10.000 đô Mỹ trong một cuộc đấu giá) và biến nó thành một
chuỗi cửa hàng tại khắp Nam Mỹ vào những thập niên 70.
6. Chiến thuật du kích
Ngay cả một công ty hàng đầu của Việt Nam khi xâm nhập thị trường Mỹ
cũng chỉ có năng lực của một công ty nhỏ và vừa (SME) tại Mỹ. Do đó,
chuyện đối đầu trực diện và áp dụng chiến thuật tiếp thị tương tự như các đại
công ty Mỹ là một việc gần như tự sát. Tôi không nhìn thấy bất cứ một
thương hiệu Việt nào có đủ tài chính, hệ thống phân phối, sản phẩm đặc thù
sáng tạo và bộ máy hạ tầng để cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường Mỹ.
Khi không thể trực diện, thì các bạn phải quay về với tiếp thị du kích
(guerilla marketing). Thực ra, do quán tính lịch sử gần đây, có thể bản tính
của doanh nhân Việt thích hợp thể hình chiến đấu này hơn. Để hiểu sâu rộng
nhiều khía cạnh của guerilla marketing, các bạn phải tìm các bài viết và sách
vở trên các trang tìm kiếm của mạng hay thư viện.
7. Tiếp thị trong thế giới số
Tại các quốc gia Mỹ, Âu, Úc, số tiền chi ra để quảng cáo trên các mạng
truyền thông cũ như TV, báo giấy, thư mời, billboard.,. càng ngày càng giảm
dần. Tiền quảng cáo và tiếp thị đang chuyển qua các mạng của thế giới số
(digital world) từ trang tin, trò chơi, video đến đủ loại mạng xã hội, hệ thống
truy tìm (search engines) sử dụng PC, máy tính bảng và điện thoại di động.
Chiến thuật tiếp cận trong thế giới số cũng khác xa những phương thức tiếp
thị cũ. Nếu không đủ kỹ năng và kinh nghiệm, nên tìm một tư vấn hay các
công ty dịch vụ về online marketing.
Để kết luận, thế giới mới của các thượng đế đa dạng và thay đổi thường trực.
Như trong mọi lĩnh vực, bộ óc của nhóm lãnh đạo phải sắc bén, năng động
và sáng tạo để liên tục giữ vững lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, cách thức đã