HIỆU), Alina Wheeler (Wiley, 2003). Đây là cuốn cẩm nang mới tạo dựng
tầm nhìn và cảm nhận của một thương hiệu. Wheeler từng bước chỉ ra cách
thức một chiến lược thương hiệu tạo nên trải nghiệm khách hàng hoàn hảo.
THE 11 IMMUTABLE LAWS OF INTERNET BRANDING (11 QUY
TẮC BẤT BIẾN TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRỰC
TUYẾN), Al Ries và Laura Ries (HarperBusiness, 2000). Trong khi hầu hết
mọi người vẫn còn đang phân vân về cách thức xây dựng thương hiệu trên
Web, nhà Ries (cha và con gái) đã đưa ra 11 nguyên tắc mới. Cuốn sách
thực sự sẽ khiến bạn đặt dấu hỏi cho tất cả những gì bạn biết về Internet.
EMOTIONAL BRANDING (XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DỰA
TRÊN CẢM XÚC), Marc Gobé (Allworth Press, 2001). Tác giả đưa ra
những tình huống thực tế đã xảy ra với khách hàng của mình, phân tích sự
thay đổi về nhân khẩu học và hành vi trong dân số và kênh phân phối bán
lẻ, từ đó xác định cách tận dụng tất cả năm giác quan như một công cụ
marketing hiệu quả. Đồng thời, ông cũng chỉ rõ tính logic và sự huyền bí
được thể hiện thế nào trong thực tiễn hoạt động thiết kế.
EXPERIENTIAL MARKETING (TIẾP THỊ THEO KINH NGHIỆM),
Bernd H. Schmitt (Free Press, 1999). Thời đại của hình thức tiếp thị “đặc
trưng và lợi nhuận” đã khép lại, theo cách nói của giáo sư tiếp thị Đại học
kinh doanh Columbia. Ông đưa ra một loạt các nghiên cứu trước đó để chỉ
ra cách các công ty tiến bộ đang tạo ra kinh nghiệm mang tính tổng thể cho
khách hàng, xây dựng thương hiệu của họ mang tính cảm xúc, xã hội, và
liên kết sáng tạo. Schmitt cũng cung cấp nền tảng lý thuyết cho bất cứ cuộc
tranh luận nào về kinh nghiệm thương hiệu.
MANAGING BRAND EQUITY (QUẢN LÝ TÀI SẢN THƯƠNG
HIỆU), David A. Aaker (Free Press, 1991). Tác giả phân tích về những
thành công cũng như thất bại trong quá trình nỗ lực xây dựng tài sản thương
hiệu ở một số công ty như Ivory, Nissan, Schlitz, Ford Taurus..., từ đó chỉ ra
cách tránh được sự cám dỗ của lợi nhuận ngắn hạn để có thể tạo dựng nền