Chặng 3: TẦM NHÌN CỦA BẠN LÀ GÌ?
Mục tiêu cốt lõi của một công ty có thể mang lại cho nó hướng đi thẳng tới
tương lai. Mặc dù mục tiêu của một công ty có thể trừu tượng song tầm
nhìn của công ty thì phải nên rõ ràng, cụ thể. Nó phải là một hình ảnh của
tương lai - một hình ảnh được tạo nên bởi sự đóng góp của toàn bộ công ty.
Aristotle đã nói: “Một người không thể tư duy nếu thiếu một hình ảnh” và
vì thế một công ty không bao giờ có thể hoạt động nếu thiếu một tầm nhìn.
Từ “tầm nhìn” được đề cập và thảo luận nhiều trong kinh doanh ngày nay,
tuy nhiên những điều được coi là tầm nhìn chỉ đơn thuần là tầm nhìn của
LÃNH ĐẠO. Tầm nhìn thật sự không thể bị áp đặt lên toàn bộ một công ty
- nó phải được phát triển từ mục tiêu chung và niềm đam mê của các nhân
viên. Công việc của người lãnh đạo là định hình và cụ thể hóa tầm nhìn đó,
làm cho nó rõ ràng, đáng nhớ và gây cảm hứng. Tầm nhìn thật sự phải dẫn
tới sự cam kết, đồng lòng chứ không phải là sự phục tùng, mang lại sự tin
cậy chứ không phải sự lo lắng cẩn trọng.
Mối quan hệ giữa mục tiêu và tầm nhìn được Peter Senge giải thích hoàn
hảo trong The Fifth Discipline (Nguyên tắc vàng thứ năm). Đến thời kỳ của
tổng thống Kennedy, ông nói mục tiêu là “nâng cao khả năng của con người
để khám phá bầu trời”. Mặt khác, tầm nhìn là “một con người trên mặt
trăng vào cuối những năm 1960”. Bất cứ ai cũng có thể hình dung ra hình
ảnh người đàn ông bước xuống mặt trăng và cắm lá cờ tổ quốc của Mỹ lên
nền cát mềm. Thiếu một tầm nhìn rõ ràng, việc trao quyền cho ai đó sẽ trở
thành vô cùng nguy hiểm. Nó chỉ dẫn tới sự hỗn độn, lo lắng và thiếu tin
tưởng vì nhân viên sẽ làm việc theo một mục tiêu hoàn toàn ngược lại, họ
sẽ tìm kiếm một chỗ đứng yên ổn thay vì cùng hợp tác để biến bức tranh
tương lai chung thành hiện thực.
Vậy bạn tạo ra tầm nhìn bằng cách nào? Nhà “thiết kế tầm nhìn” tại Stone
Yamashita Partners đã khuyên khách hàng của mình tạo ra tầm nhìn có thể
“phân phát” được: một cuốn sách mỏng, một tập bản thảo hoặc một câu nói