Một hôm, khi dạy môn Tiếng Việt, cô giáo ra đề tập làm văn “Em
hãy kể về nơi chốn mà em thích nhất”.
Dĩ nhiên, không nói ai cũng biết, hầu hết bài làm của bọn học trò (ở
lớp Tin hay ở bất cứ lớp học nào trên trái đất) đều kể về nơi chôn nhâu
cắt rốn (về quê nội hay quê ngoại) hay về trường lớp ( trường cũ hoặc
trường mới) hay về những danh lam thằng cảnh mình từng đặt chân
tới…
Nếu đề văn ra cách đây một tháng, chắc chắn Tin, Bảy và con Thắm
sẽ viết na ná như bài làm của tụi bạn trong lớp.
Nhưng bây giờ thì tụi nó cảm thấy trên đời điều mới lạ đáng kể hơn
những nơi chốn như nhắc ở trên.
Tin kể về hòn đảo Robinson.
Bảy cũng kể về đảo Robinson.
Con Thắm cũng kể về hòn đảo đó.
THÍCH MỘT HÒN ĐẢO VÀ VIẾT ĐIỀU ĐÓ ra trong bài làm văn thì
chẳng có chi là bất thường.
Nhưng có tới ba đứa cùng bô bô lên rằng nơi em thích nhất là đảo
hoang thì câu chuyện đã có vẻ không bình thường.
Hòn đảo mà ba đứa cùng thích lại giống nhau ở cái tên Robinson
càng không bình thường hơn nữa.
Điều kỳ lạ là trên các hòn đảo đó tồn tại những thứ y hệt nhau:
những cây cọ, những mái lều bị tốc mái, một con sư tử được thuần hóa
và hằng năm đều có bốn trận bảo lớn lồng lộn trên đảo.
Thậm chí những câu văn giống nhau một cách đáng ngờ: “Đảo thoai
thoải, rất nhiều cát, những cây cọ mọc rải rác giúp hòn đảo bớt hiu
quạnh”.