ĐẠO PHẬT LÀ TOÁN HỌC - Trang 122

do các quan sát viên. Tuy nhiên, tương đối vật lý không chấp nhận vũ trụ tồn
tại trong trí tưởng tượng của một quan sát viên, bởi vì những mộng tưởng và
tưởng tượng của chúng ta không phải là các hệ thống hình thức. Nó cũng
không chấp nhận các hệ thống hình thức cần phải được hình thức hóa, được
viết ra, hoặc nói một cách khác, được cấu tưởng bởi một trí tuệ nào đó nhằm để
chúng được tri nhận là có thật từ một quan điểm nội bộ.

Một câu hỏi triết học thông thường là liệu vũ trụ có tồn tại theo một nghĩa

khách quan chẳng có sự hiện diện của các quan sát viên tự ý thức. Tuy nhiên,
sự thật là những tư tưởng tự ý thức của chúng ta có khả năng kiểm soát các cơ
thể vật chất của chúng ta là bằng chứng cho thấy những tư tưởng của chúng ta
là một phần không thể tách rời của vật lý học định nghĩa vũ trụ của chúng ta.

Về Giả thuyết Vũ trụ Toán học của Tegmark (MUH), theo đó “tất cả các cấu

trúc tồn tại về mặt toán học cũng tồn tại về mặt vật lý học”, sự hàm ý là từ một
quan điểm khách quan, tồn tại toán học tương đương với tồn tại vật lý học,
nghĩa là, các vũ trụ vật lý mâu thuẫn khác nhau có thể hiện hữu. Nói cách
khác, MUH là tương đương một cách khách quan với tương đối vật lý, mặc
dầu chúng ta ưa tư lượng khác đi: thay vì tư lượng về các vũ trụ toán học trừu
tượng như tồn tại trong một loại vũ trụ đa trọng khách quan nào đó, chúng ta tư
lượng các vũ trụ này như đơn giản là không tồn tại theo một nghĩa khách quan.

4.3 Bác bỏ các phản bác thông thường

Một số phản bác MUH đã được tóm lược và bác bỏ bởi Tegmark, và nhiều

trong số những bác bỏ ấy cũng là bác bỏ bởi tương đối vật lý. Phần này sẽ tập
trung vào việc bác bỏ các phản bác định lý của Gốdel và bàn đến Lập luận đáp
ứng Hữu thần luận.

4.3.1 Không tương thích với các định lý của Gõdel?

về mặt hình thức, một hệ tiên đề được gọi là nhất trí (consistent) nếu nó

không thể chứng minh bất kỳ phát biểu nào cùng với sự phủ nhận nó (một mâu
thuẫn), và hoàn bị (complete) nếu mồi câu khả dĩ biểu hiện bằng ngôn ngữ có
thể được chứng minh hoặc bác bỏ. Định lý đầu của Gốdel xác nhận trong bất
kỳ hệ tiên đề nào chứa một lượng số học sẽ bất hoàn bị (incomplete); và định
lý thứ hai của ông xác nhận bất kỳ hệ tiên đề nào chứa một lượng số học sẽ
không thể chứng minh tính nhất trí của nó (giả thiết nó quả thật nhất trí). Hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.