ông cũng kinh ngạc nhận được visa xuất cảnh của Liên Xô chỉ trong vòng một
tháng, trở thành nhà toán học đầu tiên mở màn cho một cuộc di tản của các
toán gia người Do Thái.trong thời kỳperestroika.
Cuộc điều chỉnh của Frenkel nhập vào cuộc sống của người Mỹ không gặp
khó khăn. Quan trọng nhất là ông gặp Vladimir Drinfeld, một di dân Nga Do
Thái tại Harvard, giới thiệu ông với Chương trình Langlands.
Giống như với thuyết Galois, Chương trình Langlands bắt nguồn từ trong
một lá thư. Lá thư ấy là do Robert Langlands viết vào năm 1967, khi ấy tuổi
ông độ ba mươi, gửi cho một đồng nghiệp tại Institute for Advanced Study,
André Weil. Trong thư đó, Langlands đề xuất khả thể của một sự tương đồng
sâu sắc giữa hai thuyết có vẻ như ở hai đầu đối diện của vũ trụ toán học: thuyết
các nhóm Galois liên quan tới các đối xứng trong cảnh giới các số, và “giải
tích hòa âm” (harmonic analysis) liên quan tới cách làm thế nào các sóng phức
tạp (ví dụ: âm thanh của một bản giao hưởng) được dựng lập trên các sóng
đơn giản (ví dụ: các công cụ cá biệt). Một số cấu trúc trong thế giới hòa âm,
gọi là dạng tự đẳng cấu (automorphic forms), bằng cách nào đó, “biết” đến
những mẫu hình huyền bí trong thế giới các số. Do đó, Langlands suy đoán có
thể sử dụng những phương pháp của một thế giới để phát giác các hòa âm ẩn
trong thế giới khác. Nếu Weil không thấy các trực quan trong lá thư đáng tin,
Langlands nói thêm, “Tôi chắc ông có một giỏ rác ngay tầm tay.”
Nhưng Weil, một nhân vật uy quyền trong toán học thế kỷ 20 (mất năm
1998 thọ 92 tuổi), là một khán giả tiếp thu (receptive audience). Trong một lá
thư năm 1940 gửi cho cô em Simone Weil (1909 - 1943), một nhà triết học và
huyền bí tôn giáo người Pháp, Weil mô tả một cách sống động tầm quan trọng
của sự tương tự (analogy; loại suy) trong toán học. Ám chỉ đến Bhavagad-Gita
(ông cũng là một học giả tiếng Phạn), André giải thích cho Simone hay rằng,
đúng như thần Ấn độ giáo Vishnu có mười hiện thân hay hóa thân (avatars)
khác nhau, một phương trình toán học dường như đơn giản có thể tự biểu hiện
trong các cấu trúc trừu tượng rành rành khác nhau.
Chương trình Langlands là một phương án các suy đoán (a scheme of
conjectures) sẽ biến những loại suy giả thiết như vậy thành những chiếc cầu
lôgic kiên cố, kết nối những hòn đảo toán học khác nhau qua biển khơi của sự