SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
phì nhiêu, mênh mông bát ngát, nhiều người lấy việc
canh nông làm gốc, trong nhà lúa gạo đầy vựa, lại có
đức tính trung hậu, cần kiệm, vui làm việc nghĩa, an lạc
cùng nhau, là nơi có di phong thời cổ vậy”.
Vùng Chợ Gạo gồm đất giồng Gò Công, thêm một
phần của Long An và ăn gần chợ Mỹ Tho. Vùng này
gạo ngon có tiếng, sản xuất nơi đất giồng, ruộng cày.
Đất vùng này “chắc thịt”, đất “thuộc” (từ thuần thục,
nói trại ra thành thuộc, nói tắt là thuộc”. Về phía Hậu
Giang cũng vậy, gạo Ba Thắc (Bãi Xàu, Sóc Trăng) nổi
danh nhờ ở đất giồng, gần biển.
Vùng Chợ Gạo khẩn hoang rất sớm. Chúng ta còn
được một ít tài liệu cho biết số người khẩn hoang từ đầu
và sự hình thành một số điền chủ ở đây. Những gia đình
“cố cư” (đúng ra là kế cư) hãy còn nhắc nhở việc ông
bà ngày trước từ Quảng Nam vào. Một tài liệu xác nhận
rằng làng Thanh Xuân (vùng Chợ Gạo) do một người
từ làng An Xá, vùng Ba Đèo, Quảng Nam đến đây với
bốn người con trai, một người con gái (còn hai người
con gái ở lại quê nhà) để khai khẩn, lập làng. Đến đây
lúc nào không thấy ghi rõ, chỉ biết là vào năm 1805 con
cháu họp lại để hùn tiền, cho vay lấy lời mà xây cất phủ
thờ cho dòng họ. Văn tự soạn năm 1805 ghi rõ người
đầu tiên của dòng họ vào đây thuộc hàng ông cố nội,
ta đoán vào khoảng đầu thế kỷ XVIII.
Vài tư liệu có hệ thống hơn, liên quan đến gia đình
một điền chủ lớn ở Chợ Gạo, đời Tự Đức là bá hộ Trần
Văn Học. Bá hộ này còn sống đến khi Pháp xâm lược.