SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
thứ sáu (1807). Rõ ràng là đền thờ thành hoàng bổn cảnh
ra đời trễ nãi, sau khi Gia Long về Phú Xuân (1802).
Trước đó, khi mới khai thác, chỉ dựng miễu Hội đồng
để thờ linh thần trong cảnh thổ, tại làng Tân Triêm. Đại
Nam Nhứt Thống Chí
, biên soạn trễ hơn, ghi thêm: miễu
Hội đồng thờ thượng, trung, hạ tam đẳng âm dương chư
linh thần.
Ở Biên Hòa, khi trước miễu Hội đồng xây dựng ở
góc Tây Bắc, sau dời qua phía Tây.
Có thể kết luận: Trước đời Gia Long, phần lớn
thần được thờ là chư vị linh thần, theo kiểu ở miễu
Hội đồng chớ chưa có sắc Thành hoàng bổn cảnh như
lúc sau, khi mà những công thần nhà Nguyễn được
dành ưu tiên.
*
* *
Ở Nam Bộ, gọi điền chủ chớ không gọi địa chủ. Có
hai hạng điền chủ: lớn và nhỏ. Điền chủ nhỏ thường gọi
là chủ điền manh, theo nghĩa mảnh đất nhỏ, manh mún.
Cũng phân biệt chủ đất và chủ ruộng. Chủ đất là người
sở hữu đất hợp pháp, đứng tên trong bộ. Chủ ruộng là
người đang sử dụng, thâu huê lợi trên phần ruộng mặc
dầu không phải là người sở hữu, như trường hợp người
phú nông mướn đất của điền chủ rồi mướn người làm,
thâu huê lợi.
Điền chủ lớn thời nhà Nguyễn nắm đất đai tới
mức nào?