97
Ta nêu câu hỏi: Thời các chúa Nguyễn, ở Nam Bộ
đình làng ra sao, có hay chưa có? Chúng tôi chưa thấy
tài liệu nào khẳng định thời xưa, ở Gia Định, hễ lập làng
thì lập đình thần.
Về nguyên tắc, sắc thần do vua phong. Các chúa
Nguyễn không chánh thức thừa nhận vua Lê nên nhiều
đình làng nổi danh ở Nam Bộ phải chờ đến triều Nguyễn
mới nhận được sắc thần. Như trường hợp đền thờ ở Châu
Đốc do Nguyễn Văn Thoại lập, sắc phong Nguyễn Hữu
Cảnh là thượng đẳng thần thôn Châu Phủ (chợ Châu
Đốc) đề ngày 29 tháng Mười Một, năm Tự Đức thứ năm,
1852. Và hai làng Vĩnh Tế, làng Thoại Sơn hãy còn hai
đình làng uy nghi thờ Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn
Thoại) người đã đốc suất đào hai kinh Thoại Hà và Vĩnh
Tế. Sắc ở làng Vĩnh Tế (núi Sam) phong năm 1924, ở
Thoại Sơn (núi Sập) phong năm 1943, vào thời Pháp
thuộc, ở đời Khải Định và Bảo Đại. Có lẽ thời trước
đã nhận sắc nhưng bị mất rồi sau xin lại chăng? Thoại
Ngọc Hầu có con gái (con nuôi) lấy chồng từng là kẻ
tích cực theo Lê Văn Khôi.
Phần lớn sắc thần còn thấy đều phong đời Tự Đức.
Xem Gia Định Thành Thông Chí và Đại Nam Nhứt
Thống Chí
, ta gặp chi tiết: Trước kia, thời Nguyễn Văn
Thoại ở Châu Đốc, nơi thờ Nguyễn Hữu Cảnh gọi là từ
(đền). Thần thành hoàng ở vùng Châu Đốc được thờ vào
năm Thiệu Trị thứ tư ở làng Vĩnh Ngươn, năm Tự Đức
thứ ba mới dời tới chợ Châu Đốc. Thần thành hoàng ở
Bến Nghé, thờ tại thôn Khánh Hội, cất năm Gia Long