ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 95

95

Hai bản tờ phúc bẩm gởi lên tỉnh, chờ quan chuẩn

y, rồi tỉnh trả lại cho phủ một bản. Quan phủ trở lại
làng, xác nhận chánh thức, lập tờ biên bản gọi là án
khám

. Trong thủ tục lập làng, ý kiến của quan phủ rất

quan trọng.

Lập làng là một việc tốn kém nhưng hấp dẫn cho giới

phú hào thích kinh doanh, nhờ đó họ mặc nhiên làm thôn
trưởng. Một khi thôn đã lập rồi, ai muốn khẩn đất phải
dâng lễ lộc, bù vào tốn kém ban đầu của viên phú hộ.

Đời Tự Đức, tại Châu Đốc, lập ra làng Châu Quới,

tách từ làng Châu Phú ra. Trong đơn ghi bảy người đứng
tên (hai người là dân đinh cũ của làng Châu Phú, còn
năm người là dân lậu). Đất khẩn buổi đầu có 66 mẫu,
gồm cả điền và thổ. Ruộng khẩn quá ít, còn nhiều khoảnh
gọi là hoang nhàn (chưa khai thác) nhưng phải được các
làng kế cận thỏa thuận nhường cho. Những người đến
sau, phần lớn là dân nghèo, dân lậu, xin khai khẩn vùng
đất gọi là “hoang nhàn dư địa”. Từ đó, mới có tiếng chê
bai những người lang thang đi làm ăn nhiều nơi là kẻ
“hoang đàng chi địa”.

*

* *

Việc cai trị làng do hương chức.
Muốn làm hương chức phải hội đủ điều kiện: có đứng

bộ đất, ông cha có của, xuất thân quan lại, đỗ đạt, hoặc
từng đứng ra lập làng. Những người thuộc thành phần
trên chọn lựa lẫn nhau. Đáng chú ý: hương chức làng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.