ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 93

93

kẻ đầu hàng phải nộp bộ điền, bộ địa và bộ đinh, lẽ dĩ
nhiên kèm theo ấn, triện. Lúc giặc Pháp xâm lược, các
quan đầu tỉnh của ta cố cất giấu, hoặc thiêu hủy sổ bộ,
không cho lọt vào tay giặc.

Trong địa bộ, mọi sở đất đều buộc phải ghi rõ ranh

giới cùng nhiều chỉ dẫn khác để làm chuẩn, thí dụ phía
Bắc giáp ranh đất của tên Giáp, phía Nam giáp con rạch
nhỏ, phía Tây giáp bờ lung sình lầy... Trong sở đất hoặc
trên đất phụ cận, ghi thêm vị trí của chòm mả, cây lâm
vồ, bụi tre, cây kè v.v... để khi tranh chấp, có vật làm
chuẩn mà phân định.

Giáp ranh đất hoang thì ghi “hoang nhàn dư địa”.
Giáp đất có chủ mà vắng mặt năm năm trở lên thì

ghi đất “hoang phế”. Vắng mặt lâu hơn mức ấy thì ghi
“Cửu kinh hoang phế”.

*

* *

Xã, thôn

là đơn vị cơ sở của xã hội thời trước.

Thường phân biệt xã là làng lớn, thôn là làng nhỏ.

Dân xã, thôn ghi vào bộ đinh là đàn ông, không ghi
đàn bà, trẻ con.

Để thành lập một xã, chỉ cần năm, sáu người dân

đinh - theo nghĩa có vốn, có đất - đứng đơn, bảo đảm
với triều đình về nghĩa vụ thuế đinh, thuế điền. Thời
phong kiến, “tấc đất ngọn rau ơn chúa”, muốn lập làng
phải xin phép vua. Tự dưng mà lập làng, tùy tiện xử
kiện, thâu thuế, đóng mộc... thì ghép vào tội làm loạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.